Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn: Cần đổi mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/5/2014 | 1:24:32 PM

YBĐT - Vừa qua, LĐLĐ tỉnh Yên Bái đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình "Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn". Đây là 1 trong 4 chương trình quan trọng mà Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam đã đề ra.

Hệ thống công đoàn (CĐ) tỉnh Yên Bái có 82 cán bộ công đoàn (CBCĐ) chuyên trách được bố trí ở các LĐLĐ huyện, thị, thành phố, các CĐ ngành và cơ quan LĐLĐ tỉnh.  Đội ngũ CBCĐ đa số đã được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ; có kiến thức về quản lý kinh tế, xã hội và pháp luật, đảm bảo đủ điều kiện và năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ; trình độ chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học từng bước được nâng cao, đã chủ động trong công việc, có trách nhiệm trong việc triển khai và thực hiện kế hoạch, các chương trình công tác của CĐ.

Đội ngũ cán bộ không chuyên trách gồm 3.751 ủy viên ban chấp hành CĐ cơ sở, đã đảm bảo về số lượng, phần lớn được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, đánh giá chung về đội ngũ CBCĐ hiện nay, cán bộ chuyên trách, hiện tại vẫn còn một số vị trí công tác yếu về năng lực thực hiện nhiệm vụ, tinh thần trách nhiệm chưa cao, nhất là số cán bộ mới, sự tích lũy kinh nghiệm trong công tác còn ít.

Một số cán bộ lãnh đạo còn thụ động trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả chưa cao. CBCĐ không chuyên trách, công việc chuyên môn nhiều nên chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động CĐ, cán bộ lại thường xuyên thay đổi; kỹ năng hoạt động CĐ không được bồi dưỡng kịp thời và thường xuyên; mặt khác vẫn còn có một số chưa tâm huyết với hoạt động CĐ, do vậy, chất lượng hoạt động ở một số CĐCS còn yếu, hoạt động còn mang tính hình thức, chưa tổ chức được những hoạt động thiết thực đối với đoàn viên và người lao động.

Trước thực trạng đó, nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác cán bộ trong tình hình mới, vừa qua, LĐLĐ tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình "Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn". Đây là 1 trong 4 chương trình quan trọng mà Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam đã đề ra. Để chương trình thực hiện có hiệu quả, xin đề xuất một vài ý kiến từ cơ sở về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như sau:

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, tập huấn có vai trò quyết định đến việc nâng cao năng lực CBCĐ. Bồi dưỡng CBCĐ là trang bị, tăng cường thêm kiến thức, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng trong hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của CBCĐ. Cần tổ chức bồi dưỡng tập huấn theo hướng "cầm tay chỉ việc", đi sâu vào các kỹ năng, phương pháp hoạt động.

Phương pháp thuyết trình, vận động, thuyết phục, đàm phán, thương lượng… tránh nói chung chung về các văn bản, nghị quyết (nên để học viên tự nghiên cứu) mà cần bố trí đủ lượng thời gian hợp lý cho mỗi buổi tập huấn, đưa ra những tình huống cụ thể cần giải quyết tại cơ sở. Phải cho CBCĐ được thực hành, làm bài tập và xử lý tình huống, được tham quan mô hình, học hỏi những cách làm hay ở những đơn vị tiêu biểu. Đổi mới phương pháp tập huấn theo hướng "Lấy người học làm trung tâm", tránh tình trạng "nói một chiều", học viên thụ động, chỉ biết nghe.

Thực tế cho thấy, nhiều CBCĐ được trang bị tập huấn kiến thức nhưng về cơ sở hoặc thực thi nhiệm vụ tại cấp trên cơ sở vẫn không đáp ứng được yêu cầu. Có những CBCĐ còn rụt rè không dám nói trước đám đông, trong các cuộc họp không dám phát biểu, thậm chí giao việc đơn giản cũng không hoàn thành. Như vậy thì làm sao có thể tổ chức phong trào cho CNVCLĐ, tiếp cận, đàm phán, thương lượng thoả ước lao động tập thể… để thực hiện các chức năng mà tổ chức CĐ giao phó, người lao động tin cậy? Vì vậy, song song với việc tham gia tập huấn nghiệp vụ do CĐ cấp trên tổ chức, mỗi CBCĐ cần phải có kế hoạch tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ văn hoá, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm mới có thể đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tổ chức CĐ là tổ chức chính trị - xã hội duy nhất được quy định riêng trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Điều 10). Luật Công đoàn 2012 đã điều chỉnh, bổ sung và có thêm cơ chế bảo vệ CBCĐ. Chính phủ vừa ban hành 2 nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Công đoàn. Đó là những công cụ pháp luật hỗ trợ đắc lực nâng cao địa vị pháp lý cho tổ chức CĐ, giúp tổ chức CĐ thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Tổ chức CĐ có giữ vững và nâng cao được vị thế trong hệ thống chính trị và trong xã hội hay không, cốt lõi chính là ở người cán bộ CĐ.

Hồng Hương

Các tin khác
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh thăm hỏi, tặng quà công nhân lao động trong Tháng Công nhân.

YBĐT - Thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân năm nay, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp từ vùng thấp đến vùng cao, đặc biệt một số doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cũng đã và đang tổ chức các hoạt động thi đua sôi nổi, tạo không khí vui tươi cho công nhân lao động (CNLĐ) trong toàn tỉnh.

Công bố đường dây nóng hỗ trợ ngư dân

Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Bộ NN-PTNT mới đây đã công bố số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ ngư dân tại buổi tập huấn về tình hình Biển Đông hiện nay.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng phát phát động chiến dịch nhắn tin

Chiến dịch nhằm góp phần nâng cao nhận thức, sự quan tâm, chia sẻ của nhân dân cả nước đối với vấn đề biển đảo.

Trong ảnh: Bà Chử Thị Phố, ông Đặng Ngọc Chi và ông Nguyễn Đức Thọ.

YBĐT - Nhân kỷ niệm 124 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2014), chúng tôi đến thăm gia đình những người cựu chiến binh năm xưa vinh dự được gặp Bác Hồ. Họ vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm, luôn tự hào và xúc động khi nhắc lại những kỷ niệm đáng nhớ đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục