Văn Chấn chủ động ứng phó với dịch bệnh

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/6/2014 | 2:37:32 PM

YBĐT - Những năm gần đây, Văn Chấn (Yên Bái) luôn là huyện tập trung các ổ dịch bệnh với số ca mắc, tử vong cao nhất tỉnh. Và từ đầu năm 2014 đến nay, dịch bệnh tiếp tục xuất hiện và có những diễn biến phức tạp tại địa phương.

Cán bộ y tế huyện Văn Chấn tiêm phòng sởi cho trẻ em các xã vùng cao.
Cán bộ y tế huyện Văn Chấn tiêm phòng sởi cho trẻ em các xã vùng cao.

Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện, từ ngày 29/12/2013 - 6/2/2014, toàn huyện ghi nhận 182 ca mắc bệnh nghi sởi (xã Sùng Đô 42 trường hợp, An Lương 8, Sơn Lương 3…).

Tại xã Cát Thịnh, phát hiện 123 trường hợp nghi và mắc bệnh sởi, chủ yếu là trẻ em độ tuổi từ 1 đến 12 tuổi với các triệu chứng như: sốt phát ban, tiêu chảy, ho; trong đó: nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Văn Chấn 109 trường hợp, 1 trường hợp tử vong. Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện đã có 397 ca, tại 21/31 xã, thị trấn và đã có 2 ca tử vong liên quan đến sởi. 

Bên cạnh đó, các bệnh như thủy đậu 90 ca, tay - chân - miệng 27 ca, tiêu chảy, cúm A cũng xuất hiện ở hầu hết các xã, thị trấn. Đặc biệt đáng lưu ý là bệnh dại. Năm 2013, huyện Văn Chấn có 5 người tử vong do dại thì từ đầu năm 2014 đến nay đã có 514 ca phơi nhiễm chó nghi dại cắn, một trường hợp tử vong là ông Sầm Văn Vân ở bản Viềng, xã Sơn A. Bệnh dại xuất hiện ở hầu hết các xã, thị trấn, tuy có giảm ca phơi nhiễm so với cùng kỳ năm 2013, song vẫn có những diễn biến hết sức phức tạp, khó lường.

Bác sỹ Nguyễn Đình Liên - Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn cho biết: “Với 31 xã, thị trấn, tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số nên công tác phòng chống dịch cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Đối với bệnh sởi, nguyên nhân chủ yếu là do các cháu nhỏ ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa chưa được tiêm phòng vắc xin. Ngoài ra, theo chu trình cứ từ 3 đến 5 năm, dịch sởi lại xuất hiện trở lại… Với sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến nay, Văn Chấn đã cơ bản khống chế dịch sởi. Điều chúng tôi lo ngại nhất hiện nay, khi thời tiết nắng nóng, những biến chứng nguy hiểm của các loại vi rút, vi khuẩn sẽ là nguy cơ tiềm ẩn các dịch bệnh như: dại, tay - chân - miệng, sốt vi rút, cúm A…”.

Tại xã Đồng Khê, đến nay đã có 18 trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại, trong đó có 16 ca đã đi tiêm phòng, còn 2 trường hợp bị phơi nhiễm dại chưa đi tiêm. Theo đồng chí Phó chủ tịch UBND xã Đồng Khê Hoàng Tiến Đầy, cán bộ xã đã cùng cán bộ trạm y tế xuống gia đình tuyên truyền, vận động. Đối với những trường hợp này, địa phương sẽ kiên quyết bằng mọi biện pháp đưa họ đi tiêm… Ngoài ra, các ca bệnh về tiêu chảy cấp, sốt vi rút cũng đã xuất hiện trên địa bàn Đồng Khê. Còn tại xã Thanh Lương, cũng đã có 6 ca bị phơi nhiễm với bệnh dại đã được tiêm phòng và các ca bệnh khác như cúm A, sốt vi rút, sởi vẫn xuất hiện rải rác…

Như vậy, đến thời điểm này, bệnh sởi tại Văn Chấn đã cơ bản được khống chế. Mặc dù không nguy hiểm, song dịch sởi lại có xu hướng lây nhiễm sang các đối tượng trẻ dưới 9 tháng tuổi và người lớn. Bệnh dại diễn biến khá phức tạp, xuất hiện ở hầu hết các, xã thị trấn, trung bình mỗi ngày có từ 6 đến 8 ca phơi nhiễm dại, ngày cao nhất lên tới 13 ca. Đây mới là số liệu do trạm y tế cơ sở cung cấp, cũng như những người bị phơi nhiễm đến các điểm tiêm phòng. Các bệnh như: tay - chân - miệng, cúm A, sốt vi rút, tiêu chảy, các bệnh liên quan đến đường hô hấp cũng là vấn đề đáng lo ngại đối với công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Văn Chấn hiện nay.

Nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch bệnh gây ra, Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn đã chủ động tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo đối với các tình huống dịch xảy ra như: tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm cúm A H7N9, H5N1, H1N1, tay - chân - miệng, tiêu chảy cấp, bệnh dại, tăng cường giám sát, kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ và chế biến thực phẩm từ gia cầm, củng cố phòng xét nghiệm tại Trung tâm Y tế huyện để có thể lấy mẫu và bảo quản vận chuyển mẫu để hỗ trợ kịp thời công tác phòng dịch, phối hợp với Bệnh viện Đa khoa huyện chuẩn bị cơ số thuốc, khu vực cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế tử vong khi có bệnh nhân, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra, thông tin liên lạc chặt chẽ 24/24h, đảm bảo thông suốt đường dây báo dịch từ tỉnh đến cơ sở…

 Ngọc Sơn

Các tin khác
Công an xã kiểm tra tạm trú, tạm vắng tại địa bàn khu dân cư.

YBĐT - An ninh nông thôn, an ninh vùng dân tộc luôn được giữ vững; nhiều năm không xảy án đặc biệt nghiêm trọng, không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp, không xảy ra trường hợp xuất nhập cảnh trái phép; xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” sâu rộng đến cơ sở… là những nỗ lực của Ban Công an xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình đã và đang thực hiện để giữ vững ổn định địa bàn.

YBĐT - Báo Yên Bái nhận được đơn của ông Nguyễn Văn Nhuận ở tổ 37, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái phản ánh vấn đề liên quan đến thực hiện một số chính sách của Nhà nước qui định về lắp đặt đường dây dẫn, công tơ mua bán điện sinh hoạt cho hộ dân cư trên địa bàn tổ nhân dân 37.

YBĐT - Bằng nhiều biện pháp tích cực, huyện Văn Yên đã chú trọng gắn công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, đưa các chỉ tiêu về dân số trong thực hiện các hoạt động, phong trào thi đua từ cấp huyện đến cấp cơ sở.

Ảnh minh họa.

Từ ngày 15/7/2014 sẽ áp dụng quy định mới về Tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em. Có 15 tiêu chí để đánh giá đạt chuẩn với tổng số điểm tối đa là 1000 điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục