Phát huy hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/6/2014 | 8:50:22 AM

YBĐT - Trong những năm qua, tranh thủ tối đa nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án, mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Lục Yên đã chú trọng chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc đầu tư, phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần vù

Cán bộ Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Lục Yên kiểm tra chất lượng công trình cầu treo vào thôn 6, xã Khánh Hòa.
Cán bộ Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Lục Yên kiểm tra chất lượng công trình cầu treo vào thôn 6, xã Khánh Hòa.

Đến các xã Động Quan, Khánh Hòa, An Phú, Phúc Lợi, Phan Thanh...  chúng tôi còn thấy rõ sự đầu tư cho các công trình trường học, trạm y tế, thủy lợi, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn...

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng, Phòng Dân tộc huyện, từ năm 2009 đến nay, tổng nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn 2 và nguốn vốn Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã thực hiện trên 70 tỷ đồng. Huyện đã thực hiện 160 dự án, gồm các công trình giao thông, điện, thủy lợi, nước sạch, trường học, dự án định canh, định cư... tại các thôn bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong đó, Chương trình 135 đã đầu tư 16 công trình đường giao thông: đường từ thôn Mỏ Cao - Khau Vy (An Phú); tuyến đường Tông Áng - Tặng Tát (Khánh Thiện); tuyến đường thôn 7 - 8, đường từ Kim Long - Khe Giang (Khánh Hòa), đường liên thôn Khau Cuồng - Khau Ca (An Phú); quốc lộ 70 -  Vạn Thìu (Trung Tâm); đường từ Bản Hốc - Bản Ro (Phan Thanh)… Các tuyến đường hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ tốt nhu cầu đi lại giữa các vùng miền và giao thương phát triển kinh tế –xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Khánh Hòa là 1 trong 10 xã vùng III của huyện Lục Yên với trên 60% đồng bào dân tộc thiểu số. 5 năm qua, trên địa bàn xã được thực hiện 4 dự án công trình xây dựng mới là trạm y tế,  2 tuyến đường giao thông liên thôn và 1 cầu treo từ nguồn vốn Chương trình 135 và nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Phó chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Máy phấn khởi chia sẻ: "Các công trình được đầu tư xây dựng đều xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân trong xã nên khi giải phóng mặt bằng bà con sẵn sàng hiến đất, hiến ruộng để làm đường, làm cầu. Hầu hết các dự án được đầu tư đã phát huy hiệu quả kinh tế, hỗ trợ đắc lực quá trình sản xuất phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của địa phương”.

Cùng chúng tôi vào thôn 6, xã Khánh Hòa thị sát các tuyến đường cầu treo đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, Trưởng Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Lục Yên - Nguyễn Đổng Phú phấn khởi chỉ vào tuyến đường liên thôn 7 - 6 đã được bê tông hóa và cây cầu treo đã hoàn thành cuối năm 2013, cho biết: “Công trình  cầu treo thôn được thi công tháng 5/2013, có tổng giá trị đầu tư gần 2,8 tỷ đồng. Cầu được xây dựng từ những vật liệu có tính chất bền vững, phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương. Công trình hoàn thành cuối năm 2013 cùng các tuyến đường liên thôn đã bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong thôn và nhân dân trong khu vực giao lưu, buôn bán nhỏ, vận chuyển hàng hóa phát triển kinh tế”.

Anh Phú cũng cho biết thêm, năm nay, Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện tiếp tục bố trí nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đầu tư mới 4 dự án công trình đường giao nông thôn tại các xã đặc biệt khó khăn: Khánh Hòa, Trung Tâm, Tân Lập và Phan Thanh. Những công trình này đều đã hoàn thành thiết kế kỹ thuật để khởi công, thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ đề ra.

Cùng với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện tăng cường chỉ đạo lồng ghép các chương trình, dự án khác như: vốn xây dựng cơ bản tập trung, Dự án Giảm nghèo, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình xóa phòng học tạm, đồng thời ưu tiên nguồn vốn ngân sách Nhà nước tập trung xây dựng các công trình thủy lợi. Trước đây, sau một vụ  thu hoạch cây lương thực đất thường bỏ hoang vì thiếu nước tưới. Những năm gần, huyện được đầu tư nâng cấp xây dựng thêm 13 công trình thủy lợi tại các thôn đặc biệt khó khăn như Khe Dầu, Lĩnh Hin (Động Quan), Làng Chạp , Khe Só (Khánh Hòa), Thuồng Túc (Phúc Lợi), Phai Củ (Tân Lập), Ngòi Lầu (Trúc Lâu), Cầu Trắng (Minh Chuẩn)… giúp đồng bào dân tộc thiểu số thâm canh cây lúa, ngô, lạc, khoai và các loại rau màu tăng thu nhập cho hộ gia đình, góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ và hướng tới sản xuất hàng hóa để xóa nghèo bền vững.

Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn vùng đặc biệt khó khăn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, bước đầu góp phần hình thành một số vùng sản xuất cây lương thực, chăn nuôi bán công nghiệp và các mô hình kinh tế nhỏ ở các địa phương. Đa số các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu như giao thông, thuỷ lợi, đường điện, trường học đều phát huy hiệu quả sử dụng phục vụ tích cực sản xuất và đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đóng góp thêm nữa cho cộng đồng phát triển

 

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Lục Yên lần thứ II - năm 2014 có 120 đại biểu chính thức, trong đó: 60 đại biểu dân tộc Tày, 25 đại biểu dân tộc Nùng, 26 đại biểu dân tộc Dao, còn lại là các dân tộc khác. Với chủ đề: “Các dân tộc huyện Lục Yên bình đẳng, đoàn kết, chung sức, sáng tạo, xây dựng quê hương giàu đẹp”, Đại hội sẽ được nghe báo cáo công tác dân tộc và phong trào thi đua yêu nước của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện giai đoạn 2009 - 2014; phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu đến năm 2020; những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, những tấm gương, mô hình tiêu biểu trong xóa đói, giảm nghèo, phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn. Đại hội sẽ bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ II, biểu dương, khen thưởng 5 tập thể, 30 cá nhân và thông qua Quyết tâm thư của Đại hội.

 

Đại biểu Triệu Thị Nhậy (dân tộc Dao, thôn 2 Túc, xã Phúc Lợi):

 

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số được tổ chức đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Chính phủ đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Tôi nghĩ rằng mình phải tiếp tục tích cực vận động đồng bào dân tộc mình gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc, nhất là đối với lớp người trẻ tuổi. Thực tế, cuộc sống hiện đại khiến lớp trẻ đang dần bỏ rơi bản sắc dân tộc như thêu may, mặc trang phục dân tộc, chúng cũng ít nói hoặc thậm chí không biết nói tiếng dân tộc mình - tiếng mẹ đẻ. Tôi sẽ cùng mọi người, nhất là những người cao tuổi trên địa bàn và có thể kết hợp với các nhà trường khuyến khích, nhắc nhở rèn dạy con cháu việc gìn giữ ngôn ngữ cũng như trang phục dân tộc Dao đỏ chúng tôi.

 

Thượng tá Lê Tất Ái - Phó trưởng Công an huyện Lục Yên:

 

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Lục yên lần thứ II - năm 2014, tôi rất vinh dự và tự hào vừa là đại biểu dân tộc Nùng, vừa được Công an huyện lựa chọn thay mặt cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đi dự. Đây là niềm tự hào và cũng là trách nhiệm lớn của bản thân trước Đảng, Nhà nước, nhân dân và ngành công an nhân dân.

 

Bản thân tôi xác định nhiệm vụ phải góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện và khu vực giáp ranh với các xã, huyện, tỉnh bạn để nhân dân tin tưởng, yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; luôn cảnh giác với mọi âm mưu thủ đoạn của các loại đối tượng, thế lực thù địch trong và ngoài nước.

 

Đại biểu Triệu Thị Minh Hiền (dân tộc Tày, xã Mai Sơn):

 

Tôi rất phấn khởi và tự hào được đại diện cho đồng bào dân tộc xã Mai Sơn đi dự Đại hội. Trong những năm qua, tôi đã có nhiều cố gắng trong công việc kinh doanh của mình, vừa tạo việc làm cho lao động địa phương vừa phát triển kinh tế gia đình. Điều quan trọng hơn cả là tôi luôn được chia sẻ, giúp đỡ anh em, bà con phần nào giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Những kết quả đạt được của tôi tuy chưa lớn nhưng được UBND huyện Lục Yên, Ban tổ chức Đại hội ghi nhận đánh giá cao, đó thực sự là nguồn động viên rất lớn đối với bản thân tôi. Qua Đại hội này, tôi được tiếp thêm sức mạnh tinh thần để tiếp tục cùng bà con các dân tộc phấn đấu nhiều hơn nữa trong phát triển kinh tế, cùng chung sức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.

Ngọc Tú - Quỳnh Nga (ghi) 

Quỳnh Nga 

Các tin khác
Từ ngày 25/6, nắng nóng tái xuất ở miền Bắc và Trung Trung Bộ.

Từ 25/6, Bắc Bộ và Trung Trung Bộ sẽ xuất hiện nắng nóng trên diện rộng với nền nhiệt cao nhất trên 37 độ C.

Người dân xã Minh Bảo (thành phố Yên Bái) được tư vấn pháp luật miễn phí.

YBĐT - Được sự giúp đỡ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, sự hỗ trợ của Chương trình đối tác (JPP) trong thời gian vừa qua, Đoàn Luật sư tỉnh Yên Bái do Luật sư Phan Trọng Khang - Chủ nhiệm đoàn Luật sư tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi trợ giúp pháp lý lưu động miễn phí tại địa bàn các xã Đại Đồng (Yên Bình), Hoà Cuông (Trấn Yên) và xã Minh Bảo (thành phố Yên Bái).

YBĐT - 20 năm đã trôi qua, những trò ngoan của niên khoá 1991 - 1994 trở về đoàn tụ dưới mái Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành để hoài niệm, tri ân, để thoả niềm mong nhớ bạn bè, thầy cô - những người đã đồng hành, dìu bước họ qua những tháng năm tuổi trẻ...

Bà Lê Thị Hồng Hiệp - Giám đốc Trung tâm SUDECOM phát biểu tại hội nghị.

YBĐT - Sáng ngày 24/6, Trung tâm Hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc miền núi (SUDECOM) tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “ Hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của nạn nhân bạo lực gia đình và những người có nguy cơ bị bạo lực gia đình tại 3 xã, phường của Yên Bái”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục