Nên thay đổi thói quen ăn bọ xít
- Cập nhật: Thứ tư, 9/7/2014 | 9:20:52 AM
YBĐT - Trung tuần tháng 6/2014, một người đàn ông dân tộc Thái ở xã Khoen On, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đã bắt, chế biến hơn 4 kg bọ xít đen thành món ăn. Thấy mùi vị thơm ngon nên đã có trên 20 người cùng ăn món này (nhỏ nhất là 5 tuổi, cao tuổi nhất 90).
Bọ xít được bày bán ở chợ nông sản Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ) như những món ăn thông thường khác.
|
Sau khi ăn, tất cả đều ngộ độc nặng phải đi cấp cứu tại bệnh viện; trong đó: một người đàn ông ngoài 60 tuổi đã tử vong. Từ vụ ngộ độc bọ xít nghiêm trọng này cảnh báo đồng bào Thái và số ít người dân tộc khác ở phía tây của tỉnh (chủ yếu vùng Nghĩa Lộ, Văn Chấn) vẫn coi món ăn này như một thứ khoái khẩu. Họ thường ăn loại bọ xít màu vàng sống trên cây nhãn và bọ xít xanh, nhỏ, gầy ở ruộng lúa. B
ên cạnh những người bản địa ăn món bọ xít, nhiều quán ăn trên địa bàn cũng chế biến món này phục vụ khách vãng lai muốn thưởng thức món ăn “đặc sản” Mường Lò. Thậm chí, ở chợ Mường Lò còn bán khá nhiều bọ xít với giá cả trăm ngàn đồng/mộtkg cho những ai ở xa muốn mua về thưởng thức.
Từ trước đến nay, chưa thấy nói đến trường hợp nào ở vùng này bị ngộ độc do ăn bọ xít nhưng chúng ta có thể thấy, bọ xít là loài côn trùng có chứa độc tố. Tuy món ăn này ở Mường Lò chưa gây ra ngộ độc nhưng rất có thể nó cũng có ảnh hưởng nhất định cho sức khỏe con người vì khi nấu chín, chưa chắc đã phân hủy hết được các độc tố. Còn việc nó có thực sự gây hại cho sức khỏe con người sau khi ăn hay không, có lẽ đã đến lúc các nhà chuyên môn phải nghiên cứu để cảnh báo cho những người hoặc cộng đồng có thói quen ăn bọ xít. Bởi nếu món này độc hại thật trước hết sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đến thận, gan, não… nhất là đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi.
Khi chưa có những công bố khoa học về tác hại món bọ xít, các ngành chuyên môn nên có khuyến cáo những người hay ăn hạn chế và đi đến từ bỏ tập quán ăn món này. Ngoài thói quen ăn bọ xít, vùng nông thôn cũng nên thay đổi tập quán ăn một số loại thức ăn chứa đựng nhiều nguy cơ dễ dẫn đến ngộ độc như ăn các loại rau rừng, nấm mọc tự nhiên. Ngoài ra, ở nông thôn còn khá nhiều trường hợp ngộ độc khi ăn thịt cóc, mật cá trắm đen, ăn thịt rắn độc…
Đồng thời để góp phần hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro độc hại từ bọ xít và một số thức ăn tự nhiên khác có nguy cơ độc hại cho sức khỏe, các cấp, ngành, địa phương nên tăng cường phối hợp đưa ra các biện pháp tuyên truyền đồng bộ, đa dạng, thiết thực để người dân được tăng cường nhận thức tự thay đổi hành vi bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như của cộng đồng.
Sơn Nam
Các tin khác
YBĐT - Phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái có 87 tổ dân phố, 3.535 hộ với gần 13 nghìn nhân khẩu, là một địa bàn dân số đông, nguy cơ bùng phát các dịch bệnh cao, nhất là vào mùa hè.
Thông tin được các chuyên gia dân số kế hoạch hóa gia đình tại TP HCM nêu tại mít tinh kỷ niệm ngày Dân số thế giới diễn ra ngày 8/7.
Trong đợt thi này, có nhiều khối thi và môn xã hội nên Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác coi thi.
YBĐT - Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh hồi 21 giờ 30 phút ngày 30/6/2014 tiếp nhận bệnh nhân nam 46 tuổi, phường Đồng tâm, TP. Yên Bái trong tình trạng, hôn mê sâu, suy hô hấp tím tái, co giật toàn thân, huyết áp tụt, đồng tử hai bên giãn tối đa không có phản xạ nghi ngộ độc Methanol.