Chữ “hiếu” thời nay

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/7/2014 | 9:23:40 AM

YBĐT - Để báo hiếu ông bà, cha mẹ, đã có không ít người con, người cháu đã “nhờ” đến vật chất để bù đắp cho sự thiếu hụt quan tâm của mình. Họ gửi cho ông bà, cha, mẹ ít tiền, mua cho vài đồ dùng, vật dụng là coi như đã hoàn thành nghĩa vụ báo hiếu.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

 “Đừng xem những điều gần gũi nhất với trái tim bạn là hiển nhiên. Hãy yêu ba mẹ hơn bản thân mình, vì cuộc đời sẽ vô nghĩa nếu không có ba mẹ. Đừng đợi đến ngày mai, bởi… ngày hôm sau có thể sẽ không bao giờ đến nữa”- đó là lời chia sẻ của một vị Phó giáo sư, Tiến sỹ tại Hội thảo “Chữ “hiếu” trong cuộc sống đương đại” được đăng tải trên nhiều tờ báo mạng nhằm gửi tới mọi người thông điệp: Đừng vì những lo toan của cuộc sống đời thường mà quên đi chữ “hiếu” với ông, bà, cha, mẹ, những người đã sinh thành, dưỡng dục chúng ta khôn lớn, trưởng thành.

Thực tế, bên cạnh rất nhiều tấm gương hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ, hiện, còn không ít người vì mải thực hiện những mục tiêu cá nhân, quá bận rộn với công việc mà “không còn thời gian” quan tâm, chăm sóc ông, bà, cha, mẹ. Cụ bà Đ.T.H (80 tuổi) ở phường Y, thành phố Yên Bái có gần 10 người con nhưng hiện ở với người giúp việc, tâm sự: “Nhiều khi nghĩ thấy tủi. Rõ là đông con, nhiều cháu mà tôi vẫn cô đơn. Chúng giờ đứa nào, đứa ấy đều bận rộn làm ăn nên thời gian quý “hơn vàng”. May ra ngày giỗ, ngày tết chúng mới có mặt đông đủ, còn ngày thường, dăm bữa nửa tháng mới có đứa tới chơi. Chúng đến chớp nhoáng, mua cho ít đồ, dúi cho ít tiền bảo thích mua gì thì mua rồi lại vội vã ra về”.

Để báo hiếu ông bà, cha mẹ, đã có không ít người con, người cháu đã “nhờ” đến vật chất để bù đắp cho sự thiếu hụt quan tâm của mình. Họ gửi cho ông bà, cha, mẹ ít tiền, mua cho vài đồ dùng, vật dụng là coi như đã hoàn thành nghĩa vụ báo hiếu. Qua tìm hiểu tâm tư những bậc làm cha, làm mẹ, đặc biệt là người cao tuổi, với họ, tiền không phải tất cả.

Với người già, vật chất không phải là nhu cầu chính mà tinh thần mới là điều quan trọng. Sự chăm sóc của con cháu về đời sống tinh thần sẽ giúp người già sống vui, sống khỏe. Nếu con cháu luôn quan tâm đến sức khỏe người cao tuổi, đến chơi với họ thường xuyên thì không có gì vui bằng. Nhiều người đã ví “Gia đình chính là hệ thống an sinh cho người già. Không khí êm đềm, hòa thuận của gia đình sẽ là liều thuốc bổ quý vô cùng quý với họ”.

Đau lòng trước những điều từng trông thấy, cụ Đặng Thị Ngần (80 tuổi) - phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái than phiền: “Tôi thấy thật buồn là giờ có những gia đình khi bố mẹ già còn sống thì đùn đẩy nhau không ai muốn đón về chăm sóc, phụng dưỡng. Nhưng khi bố mẹ mất đi thì lại khóc thật nhiều, làm đám tang thật to như một sự an ủi, ăn năn...”.

Quả thực, đối với không ít người trẻ hiện nay, việc chăm sóc ông, bà, cha, mẹ đã bị coi là một gánh nặng nên họ có những câu nói, hành động xúc phạm đến các bậc cao niên như: đuổi bố mẹ ra đường, bỏ đói họ khi ốm đau, biệt lập nơi ở, phó mặc việc chăm sóc cho người giúp việc…Và điều này đã trở thành một trong những yếu tố làm không ít người già có những hành vi tiêu cực.

Những câu chuyện đau lòng như cụ già phải tự tử trong chính ngôi nhà của con trai mình hay tự nguyện viết đơn xin vào trại dưỡng lão chỉ vì con dâu thường xuyên chửi bới, nhiếc móc thời gian gần đây không còn quá xa lạ với mọi người.

Thực trạng này như tiếng chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp đạo đức của con người trong xã hội hiện đại. Mong rằng những bậc làm cha, làm mẹ hãy giúp con cái thẩm thấu, cảm nhận và trân trọng những giá trị đích thực của mối quan hệ huyết thống. Hiếu để với người cao tuổi, cha mẹ không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con.

Châu Anh

Các tin khác
Bọ xít được bày bán ở chợ nông sản Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ) như những món ăn thông thường khác.

YBĐT - Trung tuần tháng 6/2014, một người đàn ông dân tộc Thái ở xã Khoen On, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đã bắt, chế biến hơn 4 kg bọ xít đen thành món ăn. Thấy mùi vị thơm ngon nên đã có trên 20 người cùng ăn món này (nhỏ nhất là 5 tuổi, cao tuổi nhất 90).

Cán bộ Trạm Y tế phường Nguyễn Thái Học khám bệnh tại Trạm.

YBĐT - Phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái có 87 tổ dân phố, 3.535 hộ với gần 13 nghìn nhân khẩu, là một địa bàn dân số đông, nguy cơ bùng phát các dịch bệnh cao, nhất là vào mùa hè.

Phòng khám vị thành niên ở TP HCM vẫn thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân

Thông tin được các chuyên gia dân số kế hoạch hóa gia đình tại TP HCM nêu tại mít tinh kỷ niệm ngày Dân số thế giới diễn ra ngày 8/7.

Thí sinh làm bài thi môn đầu tiên của đợt 1 kỳ thi ĐH năm 2014.

Trong đợt thi này, có nhiều khối thi và môn xã hội nên Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác coi thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục