Quan tâm đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/12/2014 | 3:06:08 PM

YBĐT - Những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Yên Bái luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc, đặc biệt là việc đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số. Đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo cơ bản ngày càng tăng. Nhờ đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng ngày càng trưởng thành và lớn mạnh về nhiều mặt.

Đội ngũ cán bộ y tế xã Mồ Dề (Mù Cang Chải) được đào tạo chuyên môn cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Đội ngũ cán bộ y tế xã Mồ Dề (Mù Cang Chải) được đào tạo chuyên môn cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh hiện có 24.360 người, trong đó cán bộ người dân tộc thiểu số là 6.910 người, chiếm 28,4%. Đội ngũ công chức là người dân tộc thiểu số đang công tác tại các cơ quan cấp tỉnh là 175 người, chiếm 12%, cấp huyện 784 người và cấp xã 6.730 người. Tỷ lệ cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số đang giữ chức danh lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập là 4,9%. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong các cơ quan làm công tác dân tộc như: ban dân tộc tỉnh, phòng dân tộc các huyện bảo đảm đúng quy định tại Thông tư liên tịch Bộ Nội vụ và ủy ban Dân tộc.

Thời gian qua, công tác tuyển dụng công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi với cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số đã được tỉnh đặc biệt quan tâm và đạt kết quả tốt. Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết số 04, HĐND tỉnh có Nghị quyết 03 về chính sách thu hút, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số.

Bên cạnh việc thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ những quy định của Nhà nước, tỉnh Yên Bái còn thực hiện tốt chính sách địa phương với các đối tượng là người dân tộc thiểu số. Đối với công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, tỉnh luôn chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số, chú trọng công tác tạo nguồn, tập trung vào các trường dân tộc nội trú và nguồn quân nhân là người dân tộc thiểu số xuất ngũ; thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng phân cấp trách nhiệm cho các cấp, các ngành, địa phương; đồng thời, quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong đào tạo, bồi dưỡng.

Giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Mù Cang Chải kiểm tra bài, nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Từ năm 2008 đến năm 2013, UBND tỉnh đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho 423 lượt người là cán bộ dân tộc thiểu số đi học nâng cao trình độ chuyên môn; 125 cán bộ dân tộc thiểu số đi đào tạo cao cấp, cử nhân chính trị; 516 người được đào tạo trung cấp...

Nhờ vậy, năng lực tư duy, năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số ở tỉnh đã được nâng lên rõ rệt. Đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số góp phần quan trọng vào công tác xây dựng Đảng, bộ máy chính quyền nhà nước, các đoàn thể quần chúng và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh; đặc biệt, đã tập hợp được sức mạnh khối đoàn kết các dân tộc trong việc tổ chức thực hiện đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Hầu hết cán bộ dân tộc thiểu số có phẩm chất chính trị tốt, nhiệt tình trong công tác, gắn bó với nhân dân, chịu khó học tập nâng cao nhận thức, chuyên môn, năng lực công tác.

Được đào tạo bồi dưỡng kiến thức mọi mặt, đội ngũ cán bộ cấp xã bước đầu có khả năng vận dụng những kiến thức được học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn ở địa phương, quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế, an ninh - quốc phòng, giáo dục chính trị, tư tưởng. Đa số cán bộ trưởng thành từ phong trào quần chúng nên gắn bó với  bà con, dành nhiều thời gian đi cơ sở, tiếp xúc để hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của họ và vận động, tuyên truyền, giải thích cho đồng bào hiểu và làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thời gian tới, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, tỉnh Yên Bái tiếp tục ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường dân tộc nội trú; tăng cường đổi mới nội dung, chương trình và hình thức đào tạo bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

Quỳnh Nga

Các tin khác
Bác sĩ công tác luân phiên theo Đề án 1816 chăm sóc vết thương hở cho bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

YBĐT - Ngày 26/5/2008, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1816/QĐ-BYT phê duyệt Đề án“Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh”(gọi tắt là Đề án 1816). Đây là một đề án có cơ sở khoa học và thực tiễn cao nên đã được các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành y tế hưởng ứng và thi đua thực hiện.

Niềm vui được đến trường của các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học, THCS Khao Mang (Mù Cang Chải).

YBĐT - Theo Nghị quyết số 22/2009/NQ-HĐND Về xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú (DTBT) tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2010 – 2015, các trường tiểu học và THCS đủ điều kiện chuyển đổi xây dựng mô hình trường phổ thông DTBT, trường có học sinh bán trú được đầu tư cơ sở vật chất cho việc ăn, ở, sinh hoạt bảo đảm các điều kiện cho học sinh nội trú; có nhân viên cấp dưỡng; cán bộ, giáo viên, học sinh được hưởng các chính sách của trường phổ thông DTBT.

Người có lương hưu 10 triệu đồng được tăng thêm 800.000 đồng

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất điều chỉnh mức tăng lương hưu sau quyết định tăng chung 8% cho các đối tượng vì nhiều bất cập bộc lộ. Với mức tăng chung 8%, người có mức lương hưu càng cao thì lương hưu tăng thêm càng lớn, người có lương thấp mức tăng thêm lại thấp…

Trung tâm Phòng, chống lụt bão miền Trung - Tây Nguyên cho biết, tính đến sáng nay (2/12) bão số 4 đã gây thiệt hại gần 90 tỷ đồng tại các địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục