Có thể thưởng 3,45 tỷ đồng cho người tố cáo tham nhũng

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/9/2015 | 9:24:03 AM

YBĐT - Mức thưởng đối với cá nhân tố cáo tham nhũng được thực hiện theo quy định tại Điều 72, Điều 75 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

Tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) đang trở thành điểm nóng trong sinh hoạt chính trị, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Chưa bao giờ vấn đề này được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay. Những năm qua, với quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác PCTN bước có chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả bước đầu. Một số tấm gương điển hình đã dũng cảm đứng lên tố cáo, chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật, được biểu dương, tôn vinh. Các hình thức khen thưởng về tinh thần, vật chất đối với người có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng được quy định cụ thể và triển khai thực hiện khá tích cực.

Nhằm khắc phục những hạn chế của chính sách khen thưởng đối với người có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng thời gian qua, đồng thời cụ thể hóa một số quy định mới của pháp luật về PCTN và Luật Thi đua, Khen thưởng, ngày 16/3/2015, Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-TTCP-BNV quy định khen thưởng đối với cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng. Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-TTCP-BNV có hiệu lực từ ngày 1/5/2015 và quy định rõ hơn về khen thưởng đối với cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng bao gồm: đối tượng, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, mức thưởng, hồ sơ và thủ tục khen thưởng.

Nội dung của Thông tư quy định có các hình thức khen thưởng như: Huân chương Dũng cảm, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu cơ quan Trung ương của các đoàn thể, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là bằng khen của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương).

Mức thưởng đối với cá nhân tố cáo tham nhũng được thực hiện theo quy định tại Điều 72, Điều 75 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. Ngoài mức thưởng này, cá nhân được khen thưởng còn được thưởng từ Quỹ Khen thưởng về PCTN do Thanh tra Chính phủ quản lý với mức thưởng như sau: Huân chương Dũng cảm: 60 lần mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức (gọi tắt là mức lương cơ sở); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 40 lần mức lương cơ sở; bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương: 20 lần mức lương cơ sở.

Đáng chú ý hơn, trong trường hợp giúp thu hồi được cho Nhà nước số tiền, tài sản có giá trị trên 600 lần mức lương cơ sở thì được xét thưởng vượt mức quy định trên nhưng không quá 10% số tiền, giá trị tài sản đã được thu hồi và không vượt quá 3.000 lần mức lương cơ sở. Như vậy, căn cứ vào quy định này, thời điểm hiện tại với mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng có thể nhận được mức thưởng tối đa lên 3,45 tỷ đồng và khi mức lương cơ sở tăng lên thì mức thưởng sẽ còn tăng lên.

Có thể nhận thấy rằng, việc ban hành quy định khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo tham nhũng là rất cần thiết. Tuy nhiên, để việc khen thưởng tố cáo hành vi tham nhũng phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội trong PCTN và tích cực giúp cơ quan chức năng ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng cần đưa ra các biện pháp tổng thể, đồng bộ từ trên xuống. Cần thiết phải có địa chỉ tin cậy, cụ thể để người dân có điều kiện trình bày, thể hiện quan điểm, tố cáo tham nhũng. Những địa chỉ này phải thực sự biết lắng nghe dân, thực hiện xác minh cụ thể những điều dân nói. Trên thực tế, hiện nay, người tố cáo tham nhũng đang đối diện với nhiều rủi ro, do vậy, cần phải có biện pháp, cơ chế cụ thể bảo vệ người tố cáo tham nhũng một cách hiệu quả.

Trong bối cảnh tình hình tham nhũng và điều kiện thực tiễn ở nước ta hiện nay, khen thưởng người tố cáo hành vi tham nhũng là biện pháp có thể mang lại hiệu quả tích cực trong công tác PCTN nói chung và việc pháp huy vai trò, trách nhiệm của mỗi công dân trong PCTN nói riêng. Nhưng đối với người tố cáo tham nhũng, điều họ cần nhất là được công lý bảo vệ, mong muốn thiết tha nhất của họ là các hành vi tham nhũng phải bị trừng trị nghiêm minh trước pháp luật, tài sản của Nhà nước phải được thu hồi, quyền lợi của công dân được bảo vệ, công bằng xã hội được bảo đảm. Đó là phần thưởng cao nhất đối với người tố cáo tham nhũng.

Trần Thị Thúy Hải
(Ban Nội chính Tỉnh ủy)

Các tin khác
Thường trực HĐND huyện Lục Yên và thị trấn Yên Thế xuống cơ sở thăm hỏi, động viên những hộ dân hiến đất mở rộng đường giao thông.

YBĐT - Trong 4 năm của nhiệm kỳ 2011 - 2016, hoạt động của HĐND huyện Lục Yên đã có nhiều đổi mới trên các mặt công tác; thực hiện tốt chức năng quyết định, nhất là các quyết định quan trọng về xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần đưa huyện Lục Yên phát triển vững mạnh, đời sống nhân dân từ vùng thấp đến vùng cao được nâng lên rõ rệt.

Đó là một trong những chỉ tiêu cụ thể thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

YBĐT - Thấm nhuần lời dạy của Bác "tuổi cao chí càng cao", những năm qua, các hoạt động của Hội Người cao tuổi tỉnh Yên Bái luôn hướng tới tôn chỉ, mục đích cao nhất của tổ chức Hội. Lớp người cao tuổi là những bậc tôn trưởng, luôn nêu gương, kiên trì hướng dẫn, động viên con cháu chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tiếp tục có những đóng góp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Phát tờ rơi tuyên truyền về dân số-kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn phường Nguyễn Phúc (thành phố Yên Bái).

YBĐT - Mặc dù nhận thức của người dân trên địa bàn thành phố Yên Bái về dân số, kế hoạch hóa gia đình (DS/KHHGĐ) tương đối cao nhưng việc tuyên truyền thực hiện không sinh con thứ ba trở lên không phải không có khó khăn. Công tác truyền thông tuy đã huy động tất cả các ban, ngành, đoàn thể vào cuộc nhưng việc thay đổi nhận thức, chuyển đổi hành vi của một bộ người dân còn hạn chế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục