Phúc Ninh cần lắm một con đường!

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/12/2015 | 3:05:53 PM

YBĐT - 3 đoạn cống ngầm nhiều lần mưa to cống hẹp không kịp thoát, nước ngập lên cả đường khiến thôn 4 bị cô lập, không thể đi qua được.

Đường vào thôn 4, xã Phúc Ninh.
Đường vào thôn 4, xã Phúc Ninh.

Phúc Ninh là xã thượng huyện của Yên Bình. Toàn xã có 286 hộ, 1.286 nhân khẩu, 90% là dân tộc Tày - là những hộ dân vùng chợ Ngọc cũ đã nhường đất xây dựng Thủy điện Thác Bà. Đời sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 19,32%.

Mặc dù được cảnh báo trước về một chuyến đi đầy vất vả nhưng chúng tôi cũng không thể tưởng tượng đường vào xã Phúc Ninh (Yên Bình) còn khó khăn đến thế. Trời nắng đến cả tuần nay nhưng đường từ Cảm Nhân vào Phúc Ninh rất khó đi. Đá lổn nhổn cộng với ổ voi, ổ gà khiến chiếc xe máy của chúng tôi điều khiển hết sức khó khăn.

Ông Hà Văn Lĩnh - Chủ tịch UBND xã chia sẻ: “May là các nhà báo đi lúc thời tiết thuận lợi nên cũng đỡ vất vả chứ gặp mưa còn khổ nữa! Đường sá khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân, đặc biệt đoạn đường từ thôn 4 (thôn cuối cùng của xã) đến xã Cảm Nhân chỉ 7 km, nếu êm thuận đi xe máy không quá 15 phút nhưng có khi để vào được trung tâm xã cũng phải mất hơn tiếng đồng hồ”.

Dù xã đã được tỉnh, huyện quan tâm rất nhiều, những tuyến đường liên thôn đã bê tông hóa nhờ đầu tư của tỉnh và nguồn vốn Chương trình 135, đi lại khá thuận tiện song trục đường liên xã từ trung tâm xã Phúc Ninh ra Cảm Nhân, Phúc Ninh lên xã Xuân Long vẫn còn nhiều khó khăn. Khoảng nửa đoạn đường được rải cấp phối cách đây hơn chục năm, đi lại đỡ hơn một chút, còn lại vẫn đường đất. Chính quyền xã và nhân dân đã tiến hành tu sửa nhiều lần nhưng chỉ sau vài trận mưa lớn đâu lại đóng đấy.

Để “mục sở thị”, chúng tôi vào thôn 4. Chừng hơn 3 km nhưng phải mất hơn tiếng đồng hồ mới đến bởi con đường đất vừa nhỏ lại trơn. Ông Hoàng Đình Thuật - người dân trong thôn cho biết: “Chưa có đường tốt nên người dân chúng tôi thiệt thòi rất nhiều. Nếu như mỗi khối gỗ ở các xã tiện đường giao thông có thể bán 1,2 triệu đồng thì tại thôn chúng tôi chỉ bán từ 800.000 - 1 triệu đồng. Đặc biệt, 3 đoạn cống ngầm nhiều lần mưa to cống hẹp không kịp thoát, nước ngập lên cả đường khiến thôn 4 bị cô lập, không thể đi qua được. Khổ nhất là các cháu thường xuyên bố mẹ phải cõng đi học. Tôi chỉ mong có một con đường kiên cố để dân đỡ khổ”.

Chị Hứa Thị Ánh - người dân thôn 1 cho hay: “Xã không có chợ cộng với đường sá đi lại khó khăn nên nông, thủy sản chúng tôi làm ra chỉ tự cung, tự cấp trong xã. Nếu tư thương nơi khác có vào mua thì họ cũng ép giá. Mới đây, chúng tôi còn trồng dưa hấu ở vùng ven hồ, chất lượng quả cũng tốt nhưng cũng chỉ bán cho dân trong xã chứ vận chuyển sang các xã khác thì dập nát không bán được. Người dân chúng tôi rất mong có một con đường giao thông tốt để giao thương dễ dàng”.

Được biết, mỗi năm, người dân Phúc Ninh chăn nuôi gần 100 tấn lợn hơi, gần 10 tấn gia cầm, 21 lồng cá sản lượng gần 10 tấn cá, sản lượng lương thực đạt 350 tấn. Bên cạnh đó, xã còn có 60 ha rừng kinh tế, hàng năm khai thác trên 3.000 m3. Tuy nhiên, vì đường xấu nên những sản phẩm đó chưa thành hàng hóa. Nâng cấp con đường để bà con thuận tiện đi lại, thúc đẩy sản xuất, ổn định đời sống đang là mong mỏi của 286 hộ dân Phúc Ninh.

Minh Huyền

Các tin khác
Lãnh đạo Chi cục  Văn thư – Lưu trữ trao bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc thực hiện phong trào “Tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ năm 2013 – 2015”.

YBĐT - Ngày 30/12, Sở Nội vụ, Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Lưu trữ Việt Nam (03/01/1946 – 03/01/2016). >>>Đi lên cùng sự phát triển của ngành Lưu trữ Việt Nam

Lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh triển khai khống chế đám cháy.

YBĐT - Vào khoảng 8 giờ 20 phút sáng ngày 30/12, tại tổ 19, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình xảy ra một vụ hỏa hoạn làm cháy một nhà dân, rất may không gây thiệt hại về người.

Cán bộ Trạm Y tế xã Xuân Tầm (Văn Yên) kiểm tra sức khỏe trẻ em.

YBĐT - Người dân Yên Bái nói chung, huyện Văn Yên nói riêng đang phải đón nhận đợt rét đậm nhất từ đầu mùa đông năm nay. Thời tiết diễn biến thất thường, ngày nắng, đêm lạnh, độ ẩm tăng, tiềm ẩn nguy cơ cao cho các loại vi rút, vi khuẩn phát triển và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Đồng bào Mông xã La Pán Tẩn (Mù Cang Chải) cấy lúa xuân.
(Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Bây giờ lên Lao Chải, không thấy cảnh trường lớp chống chếnh; đồng ruộng bỏ không; các nhà đua nhau mổ trâu, bò, dê, lợn, gà ăn uống linh đình nữa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục