Giải pháp nào cho Làng Giàng?

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/1/2016 | 2:50:41 PM

YBĐT - Các công trình thuỷ lợi, trường học lần lượt hoàn thành và đưa vào sử dụng và đầu năm 2011, đường ô tô đã chính thức thông về đến thôn. Nhưng đến nay, tình trạng đói nghèo vẫn đeo bám người dân nơi đây.

Khu trung tâm thôn Làng Giàng đất rộng nhưng hiệu quả canh tác thấp.
Khu trung tâm thôn Làng Giàng đất rộng nhưng hiệu quả canh tác thấp.

10 năm trước, hơn 20 hộ dân ở thôn Làng Giàng, xã Nậm Có (Mù Cang Chải) đã di dịch cư tự do xuống khu đầu nguồn thôn Khe Mạng, xã Phong Dụ Thượng (Văn Yên).

Năm 2006, chính quyền huyện Văn Yên, Mù Cang Chải đã chỉ đạo các ban ngành kết hợp, địa phương vận động đưa nhân dân trở về quê cũ ở Làng Giàng. Sau đó, Nhà nước đã đầu tư mở đường ô tô, xây dựng thủy lợi và quy hoạch khu làm kinh tế mới cho 33 hộ dân ở Làng Giàng khai hoang ruộng nước, sống định canh, định cư.

Các công trình thuỷ lợi, trường học lần lượt hoàn thành và đưa vào sử dụng và đầu năm 2011, đường ô tô đã chính thức thông về đến thôn. Nhưng đến nay, tình trạng đói nghèo vẫn đeo bám người dân nơi đây. Cụ thể, cuối năm 2015, Làng Giàng có 38 hộ với trên 270 nhân khẩu thì chỉ có 4 gia đình: ông Lù Pàng Xỉ, Lù Bua Lềnh, Dềnh A Dinh, Dềnh Bua Thào đủ ăn, các hộ còn lại đều đói giáp hạt, có nhiều hộ đói tới 2/3 số tháng trong năm.

Trưởng thôn Lù Pàng Chỏ cho biết: thôn có 21 hộ có ruộng ở khu quy hoạch kinh tế mới, tuy nhiên do nguồn nước nhỏ nên chỉ có mấy hộ ở gần đầu nguồn mới có nước làm ruộng ổn định theo thời vụ. Các hộ ở giữa thì vụ được vụ không, còn các hộ ở cuối nguồn thì đến nay vẫn chưa có nước làm ruộng nên có 5 đến 6 hộ đất vẫn bỏ hoang.

Đúng là cái đói, cái nghèo ở Làng Giàng có phần do khách quan thiếu đất sản xuất, thiếu nước làm ruộng, phân bố dân cư chưa hợp lý. Thôn có 38 hộ mà lại đi ở trên đỉnh núi cao cách trung tâm xã hàng chục cây số, đầu tư đường, điện, trường, trạm và đi lại giao thương buôn bán khó khăn. Nhưng về chủ quan, nhân dân còn trông chờ, ỷ lại vào nhà nước nên chưa cố gắng.

Thôn có trên 270 nhân khẩu thì có tới 12 người nghiện ma tuý; tư duy bảo thủ, không chịu tiếp thu các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, ỷ lại vào tài nguyên thiên nhiên. Một số hộ như: ông Dềnh A Chu, Dềnh A Vừ, Lù A Páo... không có ruộng, xã đang vận động cho đi ở khu tái định cư ở bản Mú Cái Hồ cũng không chịu đi.

Ông Dềnh A Páo - một trong số những hộ đang được vận động đi ở khu tái định cư cho biết: “Gia đình tôi có 4 khẩu, không có ruộng, làm nương thu được khoảng 1 tạ lúa/vụ và một ít ngô để chăn gà. Cuộc sống gia đình thiếu ăn quanh năm, ngoài đi làm thuê thì hai năm trở lại đây thu thêm được vài triệu mỗi năm tiền bán thảo quả. Còn lại, tận thu các mảnh gỗ pơ mu vụn ở trên rừng đem đi bán lấy tiền sống qua ngày. Địa phương đã bảo đăng ký đi ở khu tái định cư bản Mú Cái Hồ, xuống đó được chia đất làm nhà và ruộng nữa nhưng tôi không muốn đi vì xa anh em”.

Đồng chí Sùng A Lử - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Thực tế ở thôn Làng Giàng, một phần là do thiếu tư liệu sản xuất, nhưng phần lớn là do tư duy bảo thủ, lười lao động, ỷ lại vào Nhà nước và tài nguyên tự nhiên. Dần dần tài nguyên rừng cạn kiệt, bảo trợ của nhà nước thì có giới hạn, vậy là đói nghèo quanh năm”.

Do ảnh hưởng của phong tục, tập quán, hiện nay một bộ phận người dân ở thôn Làng Giàng vẫn còn có tư tưởng du canh, du cư theo những cánh rừng để làm nương rẫy, sống phụ thuộc vào tự nhiên... đang là gánh nặng cho toàn xã hội.

Vì vậy, để góp phần thay đổi cuộc sống của người dân ở Làng Giàng, thiết nghĩ, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành cần quan tâm, sớm vào cuộc có những quyết sách như: cho bà con hạ sơn xuống vùng thấp, ở tập trung với các thôn khác để thuận tiện trong quản lý, đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi phục vụ đời sống.

Đồng thời có hướng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với trình độ lao động, khí hậu, thổ nhưỡng, cho hiệu quả cao; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con chủ động thay đổi tư duy, hành động để tự nâng cao đời sống... như vậy thì Làng Giàng mới sớm thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu.

A Mua

Các tin khác
Một vụ tai nạn giao thông trên đèo Pha Đin.

Trung tá Trần Văn Hinh, Trạm trưởng Cảnh sát giao thông khu vực Tuần Giáo (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Điện Biên) đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ phân luồng giao thông trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua đỉnh đèo Pha Đin bị băng giá gây trơn trượt.

Hiện trường vụ tai nạn mỏ đá khiến 8 người tử vong.

Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Thanh Hóa đã quyết định khởi tố vụ án hình sự tai nạn lao động tại mỏ đá Hang Cá, thuộc thôn Đông Sơn, xã Yên Lâm, huyện Yên Định, Thanh Hóa làm 8 người chết.

YBĐT - Dự báo thời tiết, giá lạnh tiếp tục kéo dài đến ngày 28/1 ở miền Bắc, do đó, các trường học và các bậc phụ huynh cần phối hợp chủ động nắm tình hình thời tiết, cho học sinh nghỉ học đảm bảo sức khỏe cùng với các biện pháp phòng chống rét hữu hiệu để các em có thể ổn định học tập ngay khi trở lại lớp.

Toàn bộ tài sản bị lửa thiêu rụi, ước thiệt hại 40 triệu đồng.

YBĐT - Vào khoảng 8 giờ 50 phút sáng 25/1 đã xảy ra một vụ cháy nhà của người dân tại tổ 6, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục