Gỡ khó cho công tác thi hành án dân sự

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/11/2016 | 3:05:58 PM

YBĐT - Với đặc thù là địa bàn tập trung đông dân cư dễ phát sinh những vụ việc phức tạp, mỗi năm, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) thành phố Yên Bái phải đảm nhiệm tới 50% số lượng án trong tổng số án đưa ra thi hành toàn tỉnh. Thời gian qua, việc THADS trên địa bàn đang gặp phải không ít những khó khăn, vướng mắc.

Cán bộ Chi cục THADS thành phố Yên Bái công bố quyết định kiểm kê tài sản thế chấp của một doanh nghiệp phải thi hành án tại phường Hợp Minh.
Cán bộ Chi cục THADS thành phố Yên Bái công bố quyết định kiểm kê tài sản thế chấp của một doanh nghiệp phải thi hành án tại phường Hợp Minh.

Vụ án dân sự giữa Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Tiến Thành nằm trên địa bàn khu dân cư Nam Thọ, phường Nam Cường với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) Chi nhánh Yên Bái cho thấy, để thực thi nhiệm vụ thi hành án là hết sức khó khăn.

Việc thế chấp tài sản, nhà xưởng của Công ty để vay vốn sản xuất, kinh doanh kéo dài không có khả năng thanh toán cho Ngân hàng. Bản án dân sự đã có hiệu lực thi hành từ tháng 4/2016 với tổng số tiền phải thi hành cả gốc và lãi là trên 5 tỷ đồng.

Do không có khả năng thanh toán nợ nên cơ quan THADS thành phố Yên Bái phải xử lý bằng biện pháp kê biên tài sản thế chấp của Công ty. Rồi vụ Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Việt, tổ 40, phường Hồng Hà cũng thế chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái đất và tài sản để vay vốn với tổng cả gốc lẫn lãi hàng chục tỷ đồng. Giờ đây, cơ quan THADS thành phố Yên Bái cũng phải xử lý theo từng giai đoạn.

Đây chỉ là hai trong số rất nhiều vụ việc phải thi hành án có liên quan đến tín dụng mà Chi cục đang phải thi hành trong năm 2016. Trong các vụ việc này, đơn vị còn gặp phải vướng mắc, đó là việc xử lý tài sản là bất động sản để bán đấu giá. Có vụ số tiền phải thi hành lên tới vài chục tỷ đồng nhưng quá trình kê biên tài sản gặp khó khăn do một số tài sản đã thế chấp với ngân hàng hiện không còn hoặc còn nhưng giá trị không như lúc thế chấp.

Đối với các vụ việc chưa đủ điều kiện thi hành, cơ quan THADS thành phố cũng đang gặp khó khăn trong việc xử lý, giải quyết, có những vụ việc kéo dài nhiều năm. Hiện nay, Luật THADS chỉ quy định thời hạn yêu cầu THADS là 5 năm kể từ ngày bản án quyết định có hiệu lực thi hành, không quy định thời hạn kết thúc thi hành án.

Thực tế cho thấy, việc dân sự trong án hình sự chiếm tỷ lệ khá lớn so với tổng số án mà Chi cục thụ lý. Hầu hết các đối tượng thi hành án phải qua thời gian chấp hành hình phạt tù, gia đình các đối tượng không có trách nhiệm nên việc THADS là không thể.

Nhiều vụ việc cơ quan THADS xác định đã có điều kiện thi hành nhưng các bên đương sự đã thỏa thuận với nhau về phương thức thanh toán trả tiền theo tháng nên vụ việc giải quyết bị kéo dài, cơ quan THADS vẫn tiếp tục phải theo dõi…

Để công tác THADS đạt hiệu quả, đơn vị đã áp dụng nhiều biện pháp trên cơ sở pháp luật và các quy định như: cưỡng chế THADS đối với các việc có điều kiện thi hành nhưng đương sự cố tình chống đối, chây ỳ không chịu thi hành án; cưỡng chế qua bên thứ ba; phối hợp với các ngành trong khối nội chính kịp thời để giải quyết các vướng mắc trong quá trình thi hành án. Đặc biệt, phối hợp tốt với chính quyền cơ sở trong công tác xác minh tài sản, thực hiện kê biên, cưỡng chế thi hành án; quản lý đối tượng đang phải thi hành trên địa bàn.

Đồng chí Trần Thế Hùng - Chi cục trưởng Chi cục THADS thành phố Yên Bái cho biết: “Năm 2016, Chi cục THADS phải thụ lý thi hành trên 1.300 vụ việc; tổng số tiền cần thi hành lên tới trên 131 tỷ đồng, tăng trên 40 tỷ đồng so với năm 2015. Trong khi đó, Chi cục chỉ có 7 cán bộ chấp hành viên đủ thẩm quyền giải quyết các vụ việc. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với những người đảm đương nhiệm vụ này".

"Đơn vị luôn xác định phải nêu cao ý thức trách nhiệm của từng cá nhân trong thực thi nhiệm vụ. Đặc biệt, đơn vị sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong khối nội chính và các địa phương, vừa thực thi các vụ việc phải thi hành vừa tổ chức tốt việc tuyên truyền các quy định của luật pháp trong lĩnh vực thi hành án, không chỉ tới đối tượng và người thân của đối tượng phải thi hành án mà còn tới cả nhân dân. Có như vậy, công tác THADS trên địa bàn mới đạt hiệu quả”. Ông Hùng nói.

Thiết nghĩ, ngoài sự nỗ lực của cơ quan THADS, rất cần sự quan tâm, vào cuộc, phối hợp chặt chẽ, kịp thời của các ngành trong khối nội chính, các cấp chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết các vướng mắc trong quá trình thi hành án ở thành phố Yên Bái.

Tiến Bình - Minh Chín (Đài TT - TH thành phố Yên Bái)

Các tin khác
Ông Hảng A Gia, thôn Suối Lóp, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.

YBĐT - Xác định rõ vai trò của các già làng, trưởng bản, người có uy tín là hết sức quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc, huyện Văn Chấn đã tích cực phát huy tiếng nói của già làng trong cộng đồng dân cư và xem đó là nhân tố rất hiệu quả để chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân.

Quang cảnh Hội nghị

YBĐT - Ngày 3/11, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) năm 2016 cho 80 cán bộ, công chức, viên chức của Sở và các sở, ban, ngành liên quan.

Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam với cấu trúc gồm 8 bậc trình độ: Bậc 1- Sơ cấp I; Bậc 2 - Sơ cấp II; Bậc 3 - Sơ cấp III, Bậc 4 - Trung cấp; Bậc 5 - Cao đẳng; Bậc 6 - Đại học; Bậc 7 - Thạc sĩ; Bậc 8 - Tiến sĩ.

Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Người Cao tuổi Việt Nam Đàm Hữu Đắc tại buổi họp báo.

Đây là thông tin được đồng chí Đàm Hữu Đắc, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Người Cao tuổi Việt Nam cho biết trong buổi họp báo ngày 2/11, tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục