Không chủ quan với bệnh sốt xuất huyết

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/9/2017 | 6:55:41 AM

YBĐT - Bệnh sốt xuất huyết Dengue thường xuất hiện và gây thành dịch vào các tháng mùa mưa. Với khu vực miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11. Trong năm nay, bệnh phát triển mạnh nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10. 

Cán bộ Trạm Y tế phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ em.
Cán bộ Trạm Y tế phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ em.

Do đã có sự chuẩn bị triển khai tốt công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) nên tính đến ngày 4/9, toàn tỉnh Yên Bái ghi nhận chỉ có 160 ca mắc rải rác tại 7/9 huyện, thị xã, thành phố.  


Các ca bệnh đều ở thể nhẹ, được điều trị tại các cơ sở y tế, không có ca bệnh diễn biến nặng, không có tử vong.
  
Bệnh SXH Dengue thường xuất hiện và gây thành dịch vào các tháng mùa mưa. Với khu vực miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11. Trong năm nay, bệnh SXH phát triển mạnh nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10. Chu kỳ của dịch SXH Dengue khoảng 3-5 năm một lần. Đến hết tháng 8, cả nước đã ghi nhận trên 100.000 ca SXH, tăng 43,5% so cùng kỳ năm ngoái, trong đó có 26 người tử vong.
 
Riêng thành phố Hà Nội có trên 22.000 ca SXH với 7 trường hợp tử vong. Những tuần gần đây, tình hình dịch SXH đã có dấu hiệu chững lại. Đối với tỉnh Yên Bái, do có sự chuẩn bị triển khai tốt công tác phòng, chống dịch bệnh SXH nên tính đến ngày 4/9, toàn tỉnh đã ghi nhận 160 ca bệnh rải rác tại 7/9 huyện, thị xã, thành phố.
 
Các ca bệnh đều ở thể nhẹ, được điều trị tại các cơ sở y tế, không có ca bệnh diễn biến nặng, không có tử vong. Qua điều tra, giám sát, 100% ca bệnh là xâm nhập, ngoại lai, chưa phát hiện ca bệnh lây truyền tại chỗ. Giám sát véctơ truyền bệnh qua nhiều năm trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện véctơ truyền bệnh chính là muỗi Aedes Aegypti.

Tuy Yên Bái không nằm trong vùng nguy cơ cao xảy ra dịch, các trường hợp bệnh được phát hiện đều ngoại lai, nhưng dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào nếu lơ là, mất cảnh giác. Vì vậy, thời gian qua, tỉnh đã chủ động và kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, huy động sự tham gia của người dân, tăng cường sự phối hợp và vào cuộc của các cấp chính quyền, các ngành, các đoàn thể.
 
Đồng thời chú trọng hoạt động tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh bằng nhiều hình thức như: phát tờ rơi, truyền thông trên loa phát thanh tại 9/9 huyện, thị, thành phố, 180 xã, phường, thị trấn để mọi người dân chủ động phòng tránh bệnh bằng cách diệt muỗi, diệt bọ gậy và phòng chống muỗi đốt, nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để khoanh vùng xử lý ổ dịch sớm.
 
Mặt khác, giám sát sự lưu hành của muỗi truyền bệnh SXH, nhằm dự đoán sớm tình hình bệnh có thể xảy ra. Đến nay, cơ quan chuyên môn đã tổ chức nhiều đợt giám sát muỗi truyền bệnh tại thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các huyện. Trong tháng 9 này sẽ tiếp tục có kế hoạch giám sát véc tơ truyền bệnh tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố.
 
Đồng chí Lê Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Sở Y tế Yên Bái cho biết: "Chủ động phòng chống SXH, ngành y tế Yên Bái đã tăng cường năng lực chuyên môn của cán bộ y tế các tuyến, các đội cơ động chống dịch. Đã tổ chức 1 lớp tập huấn về giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh SXH cho 40 cán bộ y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện. Trong tháng 9 này, ngành tiếp tục tổ chức 4 lớp tập huấn cho các cán bộ y tế tuyến xã. Đồng thời tăng cường năng lực chẩn đoán phòng thí nghiệm tại tuyến huyện, tuyến tỉnh. Lấy phòng xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật làm trung tâm, để đảm bảo phát hiện nhanh, chính xác tác nhân gây bệnh...”.

Toàn ngành tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, sẵn sàng chủ động chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, thuốc, vật tư, hóa chất, tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời cho bệnh nhân, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch, các biện pháp phòng, chống SXH.
 
Đồng chí Lê Thị Hồng Vân cho biết thêm: "Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là chủ động cắt đứt đường truyền bệnh hay nói cách khác phá bỏ nơi trú ngụ, hạn chế tối đa sự sinh sản phát triển của muỗi truyền bệnh. Đặc biệt, người dân cần nâng cao hiểu biết hơn nữa ý thức tự bảo vệ, phòng, chống dịch này”.
 
Để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nói chung người dân cần tuân thủ: ăn sạch, ở sạch, uống sạch, phòng tránh muỗi đốt, diệt ruồi, diệt muỗi, diệt bọ gậy. Với những bệnh đã có vắc-xin phòng thì tiêm vắc-xin đầy đủ, đúng lịch. Tích cực phối hợp với ngành y tế để thực hiện các công tác chuyên môn, kỹ thuật khi có yêu cầu và thực hiện nghiêm các khuyến cáo của ngành y tế. Khi có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm (triệu chứng điển hình là sốt đột ngột) người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Khánh Linh

Các tin khác
Nhờ các chính sách hỗ trợ, đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Văn Chấn có thêm điều kiện đưa máy móc vào sản xuất.

YBĐT - Văn Chấn là huyện miền núi với 66% là đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao (chiếm 32,27%), trong đó, hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 81%.

YBĐT - Phong trào xây dựng "Quỹ khuyến học - Kho thóc khuyến học" trên địa bàn huyện Trạm Tấu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức tập thể, cá nhân và các nhà hảo tâm tham gia ủng hộ.

YBĐT - Thực hiện chương trình phát động của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) về việc xây dựng nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đơn chiếc, không thể xóa nhà ở tạm, Kiểm toán Nhà nước khu vực 7 vừa phối hợp với UBND huyện Trấn Yên tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình ông Nguyễn Văn Bích ở thôn Gò Bông, xã Minh Quân là hộ nghèo neo đơn, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

YBĐT - Vào hồi 16h ngày 9/9, tại thôn Bảo Yên, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Yên Bái đã bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 2 bánh hêrôin.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục