Yên Bái 20 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”:

Góp phần xây dựng chuẩn mực mới, tốt đẹp mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/10/2020 | 10:39:18 AM

YênBái - 20 năm qua, đã có trên 7.000 cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động sáng tạo; trên 60.000 lượt hộ gia đình, trên 1.000 thôn, bản, tổ dân phố và 500 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa được các cấp khen thưởng.

Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành việc làm thường xuyên của thế hệ trẻ Yên Bái.
Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành việc làm thường xuyên của thế hệ trẻ Yên Bái.

Kế thừa và phát huy kết quả Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Ủy ban MTTQ Việt Nam phát động, dù gặp nhiều khó khăn của tỉnh miền núi, song với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao kịp thời của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp của các sở, ban, ngành; đồng thuận và hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, sau 20 năm triển khai, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) đã tạo nên những chuẩn mực mới trong đời sống xã hội, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội tại địa phương. 

Qua triển khai phong trào "Người tốt việc tốt”, các điển hình tiên tiến đã được nhân rộng từ nông thôn đến thành thị của Yên Bái. 20 năm qua, đã có trên 7.000 cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động sáng tạo; trên 60.000 lượt hộ gia đình, trên 1.000 thôn, bản, tổ dân phố và 500 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa được các cấp khen thưởng. 

Trong đó, phong trào "Xây dựng gia đình văn hóa” đạt nhiều kết quả. Năm 2000, toàn tỉnh mới có 90.000 hộ gia đình, đạt tỷ lệ 60,2% đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa, thì năm 2019 toàn tỉnh có 169.727 hộ gia đình được công nhận đạt chuẩn Gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 79,4%; dự kiến tỷ lệ này năm 2020 đạt 80% (tăng 19,8% so với năm 2000). 

Được triển khai thí điểm từ cuối năm 1996 và triển khai trên diện rộng từ năm 2000, đến nay, Phong trào "Xây dựng thôn, bản, tổ dân phố văn hóa” đã được triển khai rộng khắp ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố và trở thành nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. 

Từ 106 thôn, bản, tổ dân phố được công nhận danh hiệu "Làng, bản, tổ dân phố văn hóa”, đạt tỷ lệ 4,7% năm 2000, đến năm 2019, toàn tỉnh có 893 thôn, bản, tổ dân phố (sau sáp nhập) đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 65,5%; dự kiến tỷ lệ này năm 2020 đạt 66% (tăng 61,3% so với năm 2000). 

Từ 3 xã ban đầu được triển khai năm 2004, đến nay, toàn tỉnh đã có 64/173 xã, phường, thị trấn ra mắt xây dựng xã văn hóa nông thôn mới và phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, trong đó có 55 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và 9 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa trên địa bàn ngày càng tăng, năm 2000, có 715 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá, đạt tỷ lệ 69,2%; đến năm 2019, có 1.178 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 85,5%; dự kiến năm 2020, tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa đạt 86% (tăng 16,8% so với năm 2000). 

20 năm qua, phong trào TDĐKXDĐSVH triển khai sâu rộng gắn với 6 nội dung của Cuộc vận động TDĐKXDĐSVH (từ năm 2011 đến nay thực hiện lồng ghép thành 5 nội dung) do Ủy ban MTTQ Việt Nam phát động. Qua thực hiện, đã góp phần giúp cho nhiều hộ trên địa bàn tỉnh thoát nghèo, năm 2019 còn 11,56%, giảm 20,97% so với năm 2000 (tỷ lệ hộ nghèo năm 2000 là 32,53%). 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã thành lập được Ban Thanh tra nhân dân; 626 mô hình tự quản thuộc lĩnh vực an ninh trật tự; 105 mô hình tổ tự quản đảm bảo an toàn giao thông; 118 mô hình tổ tự quản bảo đảm an toàn thực phẩm. 

Qua đó, đã phối hợp cảm hóa, giáo dục tại cộng đồng 3.679 người lầm lỗi và cung cấp cho lực lượng công an 3.340 nguồn tin tố giác tội phạm; duy trì, củng cố 1.364 khu dân cư có hòm thư tố giác tội phạm; 1.062 khu dân cư không phát sinh tội phạm, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội; toàn tỉnh có 1.389 tổ hòa giải với trên 8.500 thành viên... giải quyết hiệu quả các mâu thuẫn, bất hòa trong nội bộ nhân dân, tạo không khí hòa thuận ở khu dân cư, tình làng nghĩa xóm, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. 



Giá trị và bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp luôn được đồng bào Dao xã Phúc An, huyện Yên Bình gìn giữ, phát huy. 

Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa”, "Uống nước nhớ nguồn”, chăm sóc gia đình chính sách, người có công, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng; các hoạt động nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ gia đình bị thiên tai, người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, người già yếu không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đẩy mạnh thu được nhiều kết quả. 

Phong trào "TDĐKXDĐSVH” đã làm nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn được nâng lên. Các lễ hội được tổ chức theo đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra tình trạng mê tín dị đoan, mất vệ sinh môi trường, an ninh được đảm bảo; các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức trong các lễ hội vui tươi, lành mạnh. Cùng sự đầu tư của Nhà nước, qua tuyên truyền, vận động nhân dân đã tích cực tham gia xây dựng các thiết chế văn hóa thể thao. 

Đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 128/173 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa; sau khi sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố toàn tỉnh có 1.503/1.364 thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa. Toàn tỉnh có trên 1.200 câu lạc bộ và đội văn nghệ quần chúng; 10 đội tuyên truyền lưu động; 1 phòng nghệ thuật và 1 phòng ca, múa, nhạc. Phong trào thể dục, thể thao không ngừng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. 

Trong tỉnh có 5 liên đoàn thể thao (cầu lông, bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền, quần vợt); 510 câu lạc bộ thể dục thể thao. Số người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên hàng năm đều tăng, từ 11,5% dân số năm 2000, năm 2019, đạt tỷ lệ 40,2%, năm 2020 dự kiến đạt tỷ lệ 40,5% dân số toàn tỉnh.
 Phát huy kết quả sau 20 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp của các sở, ban, ngành; đồng thuận và hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, chắc chắn Yên Bái sẽ thu được nhiều kết quả hơn nữa, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết XIX Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Một số chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025

Số gia đình giữ vững và phát huy danh hiệu gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 85% trở lên; số thôn, bản, tổ dân phố đạt chuẩn và giữ vững danh hiệu thôn, bản, tổ dân phố văn hóa đạt tỷ lệ 75% trở lên; 92% trở lên số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; số người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 45%...

Nguyễn Đình

Các tin khác
“Tuyến phố văn minh, hạnh phúc” - tổ dân phố số 1, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.

Đó là mong muốn của tất cả người dân tổ dân phố số 1, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái và cũng là mục tiêu mà thành phố Yên Bái đề ra trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Toàn tỉnh xảy ra 26 vụ cháy làm chết 2 người, bị thương 1 người.

Hội Chia sẻ kinh nghiệm phun xăm tận tâm Việt Nam trao biểu trưng tặng 80 tấn xi măng đến với Mù Cang Chải khởi công công trình “Con đường em đến trường” tại xã Chế Tạo.

Vượt qua 180 km đường quốc lộ, qua những cung đường uốn lượn, đèo dốc, tôi cùng với đoàn thiện nguyện Hội Chia sẻ kinh nghiệm phun xăm tận tâm Việt Nam đến với Mù Cang Chải để dự khởi công công trình “Con đường em đến trường” tại bản Tà Dông và bản Nả Háng, xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải.

Lãnh đạo Hội phụ nữ Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng tặng quà gia đình chính sách

Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2020), Hội phụ nữ Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng vừa phối hợp với Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Ban CHQS huyện Văn Yên tổ chức chương trình Kết nối yêu thương tặng quà cho gia đình chính sách và học sinh nghèo vượt khó tại xã Tân Hợp, huyện Văn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục