Công an Yên Bình vì thôn xóm bình yên không tiếng súng

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/5/2022 | 4:24:20 AM

YênBái - “Súng ống, thuốc mìn hay đao kiếm sắc nhọn mà để trong nhà là vi phạm pháp luật. Những thứ ấy mà rơi vào tay tội phạm nguy hiểm hoặc người trong tâm trạng thần kinh mất kiểm soát thì càng nguy hiểm hơn. Tốt nhất là đem giao nộp cho lực lượng công an”. Đây là suy nghĩ chung của đại bộ phận người dân huyện Yên Bình sau khi tham gia những buổi vận động, tuyên truyền thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK-VLN-CCHT).

Cán bộ Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện Yên Bình kiểm tra, bàn giao vũ khí tự chế do người dân thu nộp.
Cán bộ Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện Yên Bình kiểm tra, bàn giao vũ khí tự chế do người dân thu nộp.

Trung tá Hà Thị Lan - Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện Yên Bình cho biết: Yên Bình có địa bàn rộng, nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Trong đó, người Tày, Dao, Cao Lan ở những xã vùng sâu, vùng xa một thời có thú vui săn bắn cũng như kỹ năng làm súng tự chế rất giỏi. 

Xuất phát từ thực tiễn này, những năm qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Công an huyện, các kế hoạch của Bộ Công an và Công an tỉnh, lực lượng cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội Công an huyện Yên Bình đã phối hợp với các đội nghiệp vụ, nhất là công an các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thu nộp VK-VLN-CCHT. 

Năm 2021, Công an huyện đã tổ chức 27 buổi tuyên truyền với gần 2.000 lượt người tham gia. Các buổi tuyên truyền đều được tổ chức chu đáo ngay tại các thôn, bản, tổ nhân dân, được cán bộ công an biên tập nội dung tuyên truyền chính sách, pháp luật sao cho dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện; mục tiêu cuối cùng phải là: tàng trữ, sản xuất, mua bán, sử dụng VK-VLN-CCHT là trái pháp luật, săn bắt thú rừng là phạm pháp, dễ xảy ra tai nạn chết người do bắn nhầm. Đặc biệt, VK-VLN-CCHT nằm trong tay tội phạm nguy hiểm hoặc người có thần kinh không kiểm soát như: say rượu, bị kích động… rất dễ xảy ra trọng án, gây thương vong cho người vô tội.

Được tuyên truyền, vận động, nhiều người dân là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa đã nhận thức đúng pháp luật, nghe theo lời cán bộ công an, giao nộp những khẩu súng kíp, súng hơi, súng cồn do mình tự chế; nhiều bạn trẻ sẵn lòng giao nộp thanh kiếm sắc nhọn đã mua được từ biên giới về bày trong nhà vừa làm vật trang trí vừa là vật phòng thân… Nhờ vậy, năm 2021, Công an huyện đã thu nộp được 21 khẩu súng tự chế, 19 viên đạn và 5 vũ khí thô sơ, 4 tháng đầu năm 2022, qua 8 buổi tuyên truyền, thu được 14 súng tự chế và 1 vũ khí thô sơ.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, công tác tuyên truyền, thu nộp VK-VLN-CCHT trên địa bàn huyện Yên Bình nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung luôn gặp rất nhiều khó khăn như: lực lượng quản lý hành chính về trật tự xã hội ở công an cấp huyện khá mỏng, phải đảm trách rất nhiều phần việc. Trong đó, hai năm vừa qua tập trung phần lớn thời gian cho công tác thu thập dữ liệu dân cư và cấp căn cước công dân. 

Mặt khác, việc chế tạo, sử dụng súng tự chế vào mục đích săn bắn đã có từ lâu đời, được lưu truyền như một nét phong tục trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số; vũ khí (súng, đao, kiếm) được sản xuất từ Trung Quốc và mua bán khá nhiều tại khu vực biên giới Việt - Trung; một bộ phận người dân sẵn sàng bỏ tiền ra mua về như một vật kỷ niệm, trang trí trong phòng khách…

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động giao nộp VK-VLN-CCHT; đồng thời, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm sẽ là những giải pháp mà Công an huyện Yên Bình sẽ thực hiện trong thời gian tới.

Lê Phiên

Tags Công an Yên Bình bình yên vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ

Các tin khác
Đoàn viên thanh niên xã Liễu Đô kéo đường điện “Thắp sáng đường quê” tại thôn Cốc Bó.

Cùng với nhiều phong trào và chương trình hành động của tuổi trẻ, những năm qua, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi xã Liễu Đô, huyện Lục Yên đã có nhiều hoạt động thi đua sôi nổi được Đoàn cấp trên, địa phương đánh giá cao.

Cán bộ chuyên trách công tác DS-KHHGĐ xã Xuân Lai, huyện Yên Bình đi cơ sở tuyên truyền các chính sách DS-KHHGĐ.

Ngày 19/4/2021, HĐND tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 11 về một số chính sách về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 29/4/2021, được triển khai thực hiện tại 59 xã khu vực III và 54 thôn, bản, tổ dân phố đặc biệt khó khăn.

Từ khi có công trình nước sạch, người dân xã Tân Nguyên được dùng nước hợp vệ sinh, không còn lo thiếu nước vào mùa khô

Là xã vùng 3 của huyện Yên Bình, xã Tân Nguyên có trên 60% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Những năm qua, được sự đầu tư của Nhà nước hơn 90% hộ dân trong xã đã được dùng nước hợp vệ sinh. Các đơn vị trường học, trạm y tế, trụ sở UBND xã đều được sử dụng nước hợp vệ sinh và có các công trình phụ trợ đảm bảo tiêu chí.

Lãnh đạo Chi cục Thủy lợi kiểm tra việc vận hành công trình nước sạch tại xã Đông An, huyện Văn Yên.

Thời gian qua, bằng các nguồn vốn, tỉnh Yên Bái đã chú trọng đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn. Hết năm 2021 toàn tỉnh có 538 công trình cấp nước tập trung và trên 100.000 công trình cấp nước nhỏ lẻ là các giếng đào, giếng khoan, téc nước; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh là 92%

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục