Trạm Tấu chủ động phòng, chống bệnh dại mùa hè

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/5/2022 | 7:13:50 AM

YênBái - Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, bước vào mùa hè, trên địa bàn huyện Trạm Tấu thường xuất hiện nắng nóng kéo dài. Theo các nhà chuyên môn đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm phát sinh gây hại, đặc biệt là bệnh dại ở chó, mèo.

Để phòng, chống bệnh dại các gia đình nuôi chó phải xích, nhốt, tiêm phòng dại theo quy định.
Để phòng, chống bệnh dại các gia đình nuôi chó phải xích, nhốt, tiêm phòng dại theo quy định.


Năm nay, ông Giàng A Trang - xã Làng Nhì nuôi 10 con chó và mèo. Những năm trước đây, vì ở vùng cao, vùng nông thôn nên nuôi chó, mèo, gia đình ông thường hay thả rông và chủ quan ít tiêm phòng bệnh dại. Tuy nhiên, bước vào mùa hè năm nay, được tuyên truyền nâng cao nhận thức về mức độ nguy hiểm của bệnh dại nên ông Trang đã có giải pháp phòng, chống. 

"Khi được phổ biến về mức độ lây nhiễm của bệnh dại trên đàn chó, mèo, tôi đã mua thuốc về tiêm phòng và hạn chế thả rông” - ông Trang chia sẻ. Cũng như người dân ở Làng Nhì, bước vào mùa hè năm nay, xã Hát Lừu chú trọng công tác tuyên truyền cho các gia đình nuôi chó, mèo cần có các biện pháp phòng, chống bệnh dại. 

Ông Lò Văn Tiếp - Chủ tịch UBND xã Hát Lừu cho biết: "Nhằm hạn chế mức độ phơi nhiễm bệnh dại do chó, mèo gây ra, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, xã luôn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để người dân nâng cao nhận thức về mức độ nguy hiểm, cách thức phòng tránh bệnh dại; tư vấn, tuyên truyền vận động người bị phơi nhiễm đến các điểm tiêm phòng gần nhất để được điều trị dự phòng. Đặc biệt là tuyên truyền vận động các gia đình không nuôi chó, nếu nuôi phải được quản lý, xích, nhốt, đeo rọ mõm, tiêm phòng dại theo quy định”.

Hiện Trạm Tấu vẫn là địa phương có chó dại lưu hành. Theo số liệu báo cáo của Trung tâm Y tế huyện từ năm 2017 đến nay, toàn huyện có 587 ca phơi nhiễm dại trên địa bàn đến khám và tiêm phòng tại Trung tâm Y tế huyện. Tuy đến thời điểm này, trên địa bàn huyện chưa có ca tử vong do bệnh dại  nhưng nguy cơ xảy ra dịch dại trong năm là rất lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. 

Chính vì vậy, để ngăn chặn bệnh dại trên địa bàn, ngay từ đầu mùa hè, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh dại, phân công nhiệm vụ cụ thể tới các phòng, ban liên quan nhằm nâng cao nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội để phòng, chống, nhất là khống chế tình hình bệnh dại trên địa bàn (nếu có), không để lan rộng, hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong do bệnh này. 

Ông Khang A Chua - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Hàng năm, UBND huyện đã triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống bệnh dại ở động vật từ huyện tới cơ sở. Giao chính quyền các cấp giữ vai trò chủ đạo trong công tác phòng, chống bệnh dại, từng bước thực hiện xã hội hóa công tác phòng, chống bệnh dại trên địa bàn huyện. Đồng thời chỉ đạo củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh dại cấp huyện, xã; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách chỉ đạo, theo dõi, giám sát tình hình bệnh dại của từng địa bàn xã, thôn bản”. 

Cùng với đó, huyện cũng chỉ đạo các phòng, ban có liên quan và các xã, thị trấn tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện, báo cáo và quản lý các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại theo Quyết định 1622 ngày 08/5/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn giám sát, phòng, chống bệnh dại trên người. Tư vấn, tuyên truyền vận động cho người bị phơi nhiễm bệnh dại đến các điểm tiêm vắc xin phòng dại gần nhất để được điều trị dự phòng. 

Đặc biệt, yêu cầu đảm bảo 100% hộ gia đình trên địa bàn được cung cấp các kiến thức về bệnh dại và cách phòng, chống; 100% người bị chó, mèo cắn hoặc tiếp xúc với chó, mèo nghi dại phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị dự phòng. Đảm bảo 1 điểm tiêm phòng dại tại Trung tâm Y tế huyện hoạt động thường xuyên, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận dịch vụ, luôn có đủ vắc xin và huyết thanh để điều trị dự phòng, thực hiện tốt tiêm phòng dại cho người dân bị phơi nhiễm, nhất là tiêm phòng miễn phí cho người nghèo.
Văn Tuấn

Tags Trạm Tấu phòng chống bệnh dại mùa hè chó dại mùa hè suối khoáng nóng gà đen nếp 87

Các tin khác
Hội viên Hội Phụ nữ huyện Văn Yên học nghề may tạo việc làm, nâng cao thu nhập.

Những năm gần đây, hoạt động hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp đã thu hút đông đảo hội viên tham gia. Hiện nay, toàn huyện Văn Yên có 85 doanh nghiệp, hợp tác xã và 104 tổ hợp tác và trên 100 trang trại, gia trại do nữ làm chủ hoạt động hiệu quả.

Phụ nữ Mông xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu chế biến vỏ lanh thành chỉ sợi dệt thổ cẩm.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các ngành, nghề truyền thống, nghề trồng cây lanh, dệt thổ cẩm của phụ nữ Mông trên địa bàn tỉnh Yên Bái cũng đã được chị em tích cực gìn giữ, vừa để bảo tồn văn hoá truyền thống, vừa tạo các sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao để sử dụng trong đời sống, phát triển sản phẩm phục vụ du lịch trên địa bàn, tăng thu nhập nâng cao đời sống.

Một buổi truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại cộng đồng.

Từ năm 2017 - 2021, Sở Y tế triển khai thực hiện Dự án “Chăm sóc sức khỏe (CSSK) trẻ em tại các địa bàn khó khăn” trên địa bàn tỉnh do Tập đoàn GlaxoSmithKline (GSK) thông qua Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế (SCI) tài trợ với tổng kinh phí 7 tỷ đồng.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ Thiên Hòa (Khu công nghiệp phía Nam của tỉnh)  thường xuyên đảm bảo an toàn vệ sinh cho người lao động trong sản xuất.

Tỉnh Yên Bái hiện có 3 KCN với tổng diện tích quy hoạch là 627,88 ha bao gồm: KCN phía Nam; KCN Âu Lâu và KCN Minh Quân. Đến nay, đã thu hút trên 75 dự án đầu tư, trong đó có 35 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh với hơn 4.500 lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục