Những chàng trai Yên Bái bỏ phố về quê làm nông dân

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/10/2022 | 7:37:53 AM

YênBái - Trong khi nhiều người trẻ mong muốn rời khỏi lũy tre làng lên thành phố lập nghiệp thì nhiều bạn trẻ Yên Bái tốt nghiệp đại học, thậm chí từng tốt nghiệp ở nước ngoài, đã có vị trí quản lý, lại từ bỏ chốn phồn hoa với mức lương cao để trở về quê hương vào vai những nông dân lập nghiệp thực thụ.

Phạm Văn Chiến (bên phải) trao đổi hướng dẫn người dân trồng và chăm sóc cây cà gai leo.
Phạm Văn Chiến (bên phải) trao đổi hướng dẫn người dân trồng và chăm sóc cây cà gai leo.

Trong số những thanh niên ấy, người nhắc đến đầu tiên phải là Đặng Văn Chính, dân tộc Dao ở huyện Văn Yên. Chính vốn là Tổng Giám đốc của một doanh nghiệp chuyên về phần mềm và lập nghiệp ở Hà Nội, song lại bén duyên với con cá tầm kể từ năm 2018 khi dự án nuôi loại cá này của anh đạt giải thưởng khởi nghiệp của địa phương nơi mình sinh ra. 

Năm 2019, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Du lịch Nà Hẩu được thành lập do Chính làm giám đốc. Với cách làm bài bản từ việc chủ động kết nối với Viện Nghiên cứu ứng dụng và phát triển, Trường Đại học Hùng Vương thực hiện chuyển giao kỹ thuật nuôi cá tầm thương phẩm và kỹ năng quản trị cho thành viên của HTX cho đến đăng ký nhãn hiệu VietGAP, từng bước đi của HTX được coi là bước đột phá, tạo động lực để người dân vùng khó khăn này học tập và vươn lên thoát nghèo. 

Hiện, sản lượng cá bình quân của HTX đạt trên 30 tấn với giá bán dao động từ 250.000 - 300.000 đồng/kg, doanh thu trung bình đạt gần 2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 5 lao động địa phương. 

Anh Phạm Văn Chính chia sẻ: "Khi quyết định lập nghiệp ở quê hương, tôi có một mong muốn rằng có thể vừa tạo thu nhập cho mình vừa tạo việc làm thu nhập cho người dân trong vùng. Bởi vậy, trong thời gian tới, HTX sẽ liên kết sản xuất, mở rộng mô hình nuôi cá tầm với những hộ dân có điều kiện phù hợp để hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật, giúp người dân làm chủ kỹ thuật mới, nâng cao thu nhập”. 

Không chỉ nuôi cá tầm, HTX còn góp phần phát triển du lịch cộng đồng. Điểm du lịch cộng đồng Bản Tát, xã Nà Hẩu của HTX đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao. 

Cùng quê hương Văn Yên, Phạm Văn Chiến tốt nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đã có một công việc ổn định mức lương cao tại Công ty TNHH Tuệ Linh ở Hà Nội cũng đã quyết định trở về quê hương khởi nghiệp, thành lập nên HTX Sản xuất dược liệu Thanh Sơn. 


Từ 1.000 m2 trồng thử nghiệm cây cà gai leo năm 2017, đến nay, Chiến đã mở rộng vùng nguyên liệu lên đến 10,5 ha tại 4 xã trên địa bàn huyện, thu nhập đạt từ 200 - 300 triệu đồng/năm, tạo việc làm trực tiếp cho lao động là thanh niên nông thôn với 8 lao động thường xuyên, 15-20 lao động thời vụ và giúp đỡ 20 hộ liên kết sản xuất có việc làm và thu nhập ổn định. 

Anh Phạm Văn Chiến tâm sự: "Chưa bao giờ tôi hối hận với quyết định bỏ việc để khởi nghiệp tại quê hương kể cả lúc khó khăn nhất. Tuy nhiên, để giấc mơ bỏ phố về quê không bị dang dở, tôi có vài lời chia sẻ với các bạn trẻ trước khi quyết định cần tự vấn xem mình có đủ nhiệt huyết, sự kiên trì và sức chịu đựng hay không; cũng cần xác lập rõ những điều kiện cần có như nền tảng về đất đai, nguồn vốn, yếu tố hỗ trợ, tìm hiểu nhu cầu địa phương trong vài năm gần nhất. Từ đó, có được ý tưởng công việc thích hợp. Chắc chắn đây là chặng đường gian nan nhưng hãy cứ thử sức”. 

Sản phẩm cao đặc cà gai leo đã được UBND tỉnh chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao năm 2021. Với sản phẩm này, Chiến đã giành Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XVI năm 2021 do Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCSHCM trao tặng.

Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều bạn trẻ đang lựa chọn từ bỏ những công việc ổn định ở thành phố để trở về quê hương khởi nghiệp. Ngoài ra, còn có Đỗ Tuấn Lương (xã Bình Thuận, Văn Chấn) từng tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế quốc tế ở Úc đã từ chối nhiều cơ hội, lời mời công tác làm việc ở Hà Nội với thu nhập cao để trở thành Phó Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận. 

Lương đã thành công thay đổi tư duy, cách làm việc truyền thống để khởi nguồn khoa học công nghệ trong sản xuất chè: vùng chè tiêu chuẩn VietGAP, hệ thống quản lý, áp dụng sàn giao dịch thương mại điện tử để kết nối, xuất bán sản phẩm... 

Hay chàng thanh niên Ngô Thành Hưng cũng đã quyết tâm trở về quê hương Đông An (Văn Yên) sau 3 năm du học tại Singapo với ước mơ nông nghiệp sạch. Có thể thấy, bỏ phố về quê không phải là phương án để chạy trốn lao động vất vả hay áp lực. Bỏ phố về quê là để lao động theo một cách khác, cũng là để mang tri thức, nhiệt huyết cống hiến cho quê hương.
Hoài Anh

Tags lũy tre làng mô hình sản xuất Công ty TNHH Tuệ Linh nông nghiệp sạch lập nghiệp chàng trai Yên Bái bỏ phố về quê làm nông dân

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.

5 năm qua đã có 440 người chết và hàng nghìn người bị thương; trên 60% số vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn xảy ra ở đô thị; 45% có nguyên nhân liên quan đến điện; các vụ cháy gây thiệt hại lớn thường tập trung ở khu đô thị, khu công nghiệp, chợ, quán karaoke, quán bar, vũ trường.

Tiền vàng mã đủ loại từ tiền giấy, USD, Euro... đến tiền in mệnh giá VNĐ

Dự thảo của Ngân hàng Nhà nước về phòng chống tiền giả, bảo vệ tiền Việt Nam quy định tiền âm phủ, tiền đồ chơi phải nhỏ hơn 50% kích thước tiền thật. Vậy thị trường tiền âm phủ, tiền đồ chơi tại Việt Nam hiện đang như thế nào?

Học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên Trường Cao đẳng Yên Bái được thăm khám, tư vấn các bệnh lý về mắt tại Chương trình.

Sáng 11/10, tại Trường Cao đẳng Yên Bái, Đoàn Trường Cao đẳng Yên Bái, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dove Industries Singapore, Kính mắt Vision Eyecare phối hợp tổ chức Chương trình “Mắt sáng học đường - cùng em tới trường”, khám mắt miễn phí cho học sinh, sinh viên (HSSV) nhà trường có hoàn cảnh khó khăn.

Lãnh đạo Công an huyện Trấn Yên biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi có thành tích xuất sắc trong Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Với tinh thần “Tuổi cao chí càng cao”, những năm qua, hội viên Hội Người cao tuổi huyện Trấn Yên luôn phát huy tinh thần gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào của địa phương; tích cực đẩy mạnh Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ)”. Có được kết quả ấy là do Công an huyện và Hội Người cao tuổi (NCT) huyện đã triển khai có hiệu quả Quy chế phối hợp số 373 về phối hợp hành động phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục