Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 dự kiến là bao nhiêu?

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/8/2023 | 9:08:53 AM

Hội đồng tiền lương quốc gia dự kiến sẽ họp phiên đầu tiên về đàm phán vào ngày 9/8 tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh).

Công nhân Công ty TNHH KH Vina ở KCN Bỉm Sơn. Ảnh minh họa
Công nhân Công ty TNHH KH Vina ở KCN Bỉm Sơn. Ảnh minh họa

Theo thông lệ, phiên đầu tiên, các bên sẽ đưa ra mức tăng và cơ sở mức tăng. Vậy mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 dự kiến là bao nhiêu?

Trước thềm phiên họp, bà Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, đơn vị đã tiến hành khảo sát về mức sống tối thiểu.

Qua khảo sát, chi phí lương thực thực phẩm đã tăng, nên nếu lương không tăng, cuộc sống của công nhân lao động sẽ gặp khó khăn. Hiện nhiều người lao động có thu nhập không đảm bảo chi tiêu tối thiểu. Vì vậy, không ít người mong muốn được làm thêm giờ. Ngoài ra, còn muốn tìm kiếm một công việc bên ngoài giúp gia tăng thu nhập.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang thảo luận phương án điều chỉnh lương tối thiểu để vừa cải thiện đời sống của người lao động, vừa chia sẻ với doanh nghiệp, giúp ổn định nền kinh tế.

"Qua khảo sát, mong muốn của người lao động lương tối thiểu tăng ít nhất 6-8%", bà Lan thông tin.

Trong khi đó, ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia, cho biết, đến ngày cuối ngày 8/8, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chưa ký văn bản gửi phương án đề xuất mức tăng cụ thể sang Hội đồng tiền lương quốc gia như các năm trước đây.

Phía đại diện người lao động đã chuẩn bị tất cả số liệu, trong đó có công bố khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023; lấy ý kiến của các chuyên gia, cán bộ công đoàn…

Theo ông Lê Đình Quảng, hiện nay, đời sống của người lao động còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Một trong những yếu tố để thương lượng tiền lương là khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Vì vậy, phải xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng một cách hài hòa, vừa động viên người lao động, tăng năng suất hiệu quả, vừa phù hợp với khả năng chi trả của doanh nghiệp.Liên quan đến ý kiến nhiều doanh nghiệp đề xuất lùi thời điểm tăng lương, ông Quảng cho rằng, đây cũng là nội dung các bên cần lưu tâm trong quá trình đàm phán.

Mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng là thực hiện theo Nghị định 38, có mức tăng 6% so với trước đó, áp dụng từ ngày 1/7/2022.

(Theo VOV)

Các tin khác

Tại họp báo thường kỳ tháng 8, chiều tối 8/8, đại diện các cục, vụ, đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông đã thông tin về các nội dung liên quan đến quản lý các sản phẩm thông qua nền tảng xuyên biên giới, cũng như việc xử lý các vi phạm trên môi trường mạng...

Người tham gia BHYT được khám, chữa bệnh theo tiêu chuẩn tại các cơ sở y tế.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII “Về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội”, việc thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có những chuyển biến rõ nét, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) không ngừng gia tăng, góp phần quan trọng hướng đến mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân.

Chính quyền địa phương đã đến chia buồn, động viên và hỗ trợ gia đình cháu Triệu Thu Ngọc.

Do ảnh hưởng của mưa vừa, mưa to nhiều ngày từ đầu nguồn chảy về, chiều tối 8/8, tại xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên đã xảy ra lũ ống trên suối thôn Khe Dẹt, xã Phong Dụ Thượng khiến 1 cháu nhỏ bị lũ cuốn trôi.

Từ ngày 5/8 đến nay, mưa lũ đã làm hệ thống cơ sở hạ tầng nhiều xã của huyện Mù Cang Chải tan hoang sau lũ và mưa to vẫn đang tiếp tục, đe dọa sự an toàn của nhiều khu vực dân cư. Trước tình hình trên, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ các lực lượng tham gia hỗ trợ người dân di dời ra khỏi khu vực bị lũ và ngập nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục