Gửi niềm tự hào trong từng trang viết

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/5/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về truyền thống lịch sử, cách mạng, bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái, thời gian qua, Tỉnh ủy Yên Bái đã phát động cuộc thi tìm hiểu "Tự hào truyền thống quê hương Yên Bái".

Tượng đài Nguyễn Thái Học tại Công viên Yên Hòa, thành phố Yên Bái.
(Ảnh:
Thu Trang)
Tượng đài Nguyễn Thái Học tại Công viên Yên Hòa, thành phố Yên Bái. (Ảnh: Thu Trang)

Đây là một phần của cuộc thi cùng tên được tổ chức trong thời gian dài, từ 19/12/2006 đến năm 2010. Sau một thời gian tiến hành cuộc thi, nhìn chung cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng rất nhiệt tình. Cuộc thi thật sự bổ ích đối với những ai có ý thức, nhu cầu tìm hiểu, thể hiện tình cảm của người dự thi đối với quê hương Yên Bái. Nhiều người dành tình cảm, thời gian, tâm huyết để làm bài dự thi với sự cố gắng cao nhất. Trả lời các câu hỏi do Ban tổ chức cuộc thi nêu ra, có người đã viết tay hàng trăm trang giấy, sưu tầm hàng ngàn ảnh tư liệu, minh họa… Nhiều cụ già, trẻ nhỏ, giáo viên, bộ đội, công an, phóng viên… tham gia cuộc thi với ý thức cao và tình cảm đáng trân trọng.

Đúng như tên gọi "Tự hào truyền thống quê hương Yên Bái", những người tham gia cuộc thi đã có dịp tìm hiểu về truyền thống của quê hương, nói lên cảm xúc, suy nghĩ của mình trước những đổi thay đáng mừng của tỉnh Yên Bái, nhất là qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trên con đường hội nhập và phát triển; tham gia diễn đàn "hiến kế" với những giải pháp, việc làm để Yên Bái ngày càng trở nên giàu đẹp, văn minh.

Để nắm bắt tình hình và tiến độ triển khai cuộc thi, vừa qua, chúng tôi đã đến Ban Tuyên giáo Thành ủy Yên Bái. Trong phòng làm việc của các đồng chí chuyên viên, đã có hàng ngàn bài dự thi được nộp. Trong số đó, có các bài viết hàng vài trăm trang của những cụ già 70 tuổi, giáo viên, chuyên viên một số sở, ban, ngành… Tham gia cuộc thi, nhiều người đã thể hiện cảm xúc đối với quê hương Yên Bái bằng những bài văn giàu tính biểu cảm, những tình cảm tuy bình dị nhưng rất chân thật, xúc động về mảnh đất, con người Yên Bái. Có người sáng tác hàng chục bài thơ, sưu tầm hàng trăm ảnh tư liệu, minh họa, tài liệu tham khảo bổ sung cho nội dung bài viết thêm sinh động. Có gia đình từ ông, bà đến con, cháu đều tham gia với ý thức trách nhiệm cao.

Có thể nói, thông qua cuộc thi, rất nhiều người đã được tìm hiểu về truyền thống của mảnh đất nơi mình đang sinh sống, học tập, công tác. Đây thực sự là một "kênh" tuyên truyền và giáo dục có hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn có một số hiện tượng đáng phê phán, thể hiện ý thức chưa cao của một số người trong việc tham gia cuộc thi. Đó là có những bài thi chung một "đặc điểm" là giống nhau về số trang, kiểu chữ, nội dung, hình thức, chỉ có duy nhất một điều khác nhau là tên của người dự thi, vì một số cơ quan, đơn vị, đoàn thể để đảm bảo chỉ tiêu đã photocopy một loạt. Tại nhiều cửa hàng photocopy, bài thi còn được bán với giá dao động từ 4.000 - 15.000 đồng (ở thành phố Yên Bái). Một người bạn tôi là phóng viên ở thị xã Nghĩa Lộ cho biết: giá một bài bình thường là 20.000 đồng (20 trang cả bìa); bài "chất lượng cao" có giá 50.000 đồng (50 trang cả bìa).

Hướng dẫn của Ban Tổ chức cuộc thi rất cụ thể nhưng một số nơi triển khai chưa đúng, dẫn đến hiện tượng chạy theo hình thức và bệnh thành tích, không chú trọng chất lượng, chỉ quan tâm đến chỉ tiêu và số lượng. Xin nêu một ví dụ: có người phải làm từ 2-3 bài thi (theo từng "vai" khác nhau). Tôi có người thân là một cán bộ quân đội về hưu, đang tham gia hoạt động xã hội ở địa phương phải nộp 3 bài (một của chi bộ, một của chi hội cựu chiến binh, một của chi hội phụ nữ); có người là giáo viên cũng phải nộp tới 2 bài dự thi…

Trong quá trình hội nhập và phát triển, việc tuyên truyền, quảng bá, gìn giữ những giá trị tốt đẹp của truyền thống lịch sử, cách mạng, văn hóa là rất quan trọng. Thiết nghĩ, tỉnh nên tiếp tục có những cuộc thi kiến thức về truyền thống, lịch sử, văn hóa, tiềm năng, thế mạnh của Yên Bái hay Yên Bái trên đường hội nhập và phát triển với những hình thức sinh động, phong phú, dễ tham gia. Ví dụ như: thi trắc nghiệm trên Báo Yên Bái, chương trình giải trí với truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Việc tổ chức những cuộc thi trắc nghiệm, trao giải hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm có tác dụng rất lớn là song song với việc tuyên truyền, giáo dục, quảng bá về hình ảnh Yên Bái sẽ thu hút được đông đảo độc giả, khán giả, nhất là giới trẻ tham gia, vừa thúc đẩy sự phát triển và đổi mới các nội dung, chương trình của báo, đài. Bên cạnh đó, cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về địa phương trong từng lĩnh vực riêng biệt dành cho thanh, thiếu nhi, các trường học…

Hồng Thanh Tâm

Các tin khác
Ký cam kết tạo sự đồng thuận trong hoạt động can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV/ADIS tại Yên Bình.

YBĐT - Ban quản lý Dự án phòng chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái vừa tổ chức Hội thảo: Tạo sự đồng thuận trong hoạt động can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tại các huyện Yên Bình, Lục Yên và thị xã Nghĩa Lộ.

YBĐT - Vừa qua, Tỉnh Đoàn Yên Bái đã tổ chức họp Ban chỉ đạo triển khai chiến dịch thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện hè 2007.

Ảnh minh hoạ.

YBĐT - Xác định công tác xuất khẩu lao động là một hoạt động góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, năm 2006, thành phố Yên Bái đã nỗ lực triển khai có kết quả công tác này.

Đội viên Đội thanh niên xung kích Chữ thập đỏ Mù Cang Chải trong buổi sinh hoạt tháng 3/2007.

YBĐT - Chủ đề Ngày Quốc tế Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ - 8/5/2007 là "Chung sức vì nhân đạo" (tiếng Anh là "Together Fo Humanity"). Chủ đề này nói lên sự hợp tác giữa Ủy ban Quốc tế Chữ thập đỏ và các thành viên trong phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế trong việc thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ; giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất, kêu gọi thế giới cùng nhau hành động vì sự nghiệp nhân đạo để giảm nhẹ những tác động, ảnh hưởng của các cuộc xung đột, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, nghèo đói và phân biệt đối xử.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục