Một hội thảo ý nghĩa

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/5/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Kể từ ca nhiễm đầu tiên được phát hiện vào năm 1997, đến nay HIV/AIDS đã có ở 9/9 huyện, thị, thành phố và 122/ 180 xã, phường thị xã của tỉnh. Số người nhiễm lên tới 2.341 trong đó 266 người chuyển sang giai đoạn AIDS, 68 người tử vong.

Hội thảo "Tạo sự đồng thuận trong hoạt động can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS" do Ngân hàng thế giới tài trợ, trực tiếp là Ban quản lý Dự án phòng chống HIV/AIDS tỉnh triển khai tại huyện Yên Bình là một trong những hoạt động góp phần tạo sự đồng thuận của toàn xã hội…

Đồng thuận đã trở thành vấn đề quan trọng, cấp thiết thu hút được sự quan tâm đặc biệt của cán bộ các ban, ngành, đoàn thể huyện. Ông Nguyễn Văn Thành- Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện cho biết: "Đến nay, trên địa bàn Yên Bình đã phát hiện 175 đối tượng nhiễm HIV/AIDS, nhưng đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mà thôi! Nếu nhìn những gì đang diễn ra thì con số này phải nhiều hơn nữa". Ông Thành nhấn mạnh: "Đó cũng là tình trạng chung không riêng gì Yên Bình, các ban ngành phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau trong công tác tuyền truyền vận động và tạo niềm tin từ những người bị nhiễm để họ có thể sẻ chia những suy nghĩ và mặc cảm cuộc sống của mình. Từ đó, tìm hiểu, lập danh sách những người bị nhiễm HIV, có như vậy việc tuyên truyền mới kịp thời, hiệu quả và hạn chế được đại dịch trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó tôi cũng cần nói thêm việc phân biệt, kỳ thị đối với những người nhiễm HIV vẫn còn là nỗi bức xúc lớn. Công tác tuyên truyền cần thiết thực hơn nữa để người dân thực sự hiểu biết về việc lây nhiễm HIV/AIDS".

Ông Chu Văn Đắc- Đội trưởng Đội cảnh sát điều tra tội phạm ma túy, Công an huyện Yên Bình chia sẻ: "Chúng tôi hàng ngày, hàng giờ trực tiếp đối mặt với những đối tượng nghiện ma túy. Những khó khăn mà chúng tôi gặp phải, đó là trong quá trình vây bắt thì không biết được đối tượng đó có bị lây nhiễm HIV/AIDS  không và không có các trang thiết bị bảo vệ như găng tay, hay khoá xích nên nhiều cán bộ đã bị phơi nhiễm khi làm nhiệm vụ. Vậy làm sao có được danh sách đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS?". Ông Đắc đưa ra một số trường hợp làm ví dụ: đối tượng Nguyễn Văn Thành xã Thịnh Hưng cầm xi lanh có dính máu và dao lên UBND xã đập phá, hay Trần Văn Trung ở thị trấn Yên Bình cũng dùng xi lanh dính máu đi trấn lột, chỉ khi bắt được và đưa vào trại cai nghiện bị trả về mới biết đối tượng đã nhiễm HIV/AIDS…

Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Tâm – Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số-Gia đình - Trẻ em huyện nêu ý kiến: "Tôi đề nghị phải có cộng tác viên tuyên truyên riêng về tác hại của đại dịch HIV, đồng thời phải có chiến dịch đến tận thôn, bản tuyên truyền cho người dân hiểu được các con đường lây nhiễm của HIV/AIDS và các biện pháp phòng tránh. Có như vậy mới tạo được sự đồng thuận từ cấp cơ sở. Biết rằng vấn đề đưa ra không hề đơn giản vì kinh phí hoạt động cho chương trình của chúng ta còn hạn chế nhưng mong rằng cấp uỷ Đảng, chính quyền nên xem xét việc này. Bởi khi được sự ủng hộ từ cáp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và sự đồng thuận từ phía người dân thì công tác tuyên truyền mới đạt kết quả cao và là con đường ngắn nhất chống tình trạng kỳ thị, phân biệt đối với những người nhiễm HIV/AIDS".

Ông Nguyễn Dũng Giang- Phó chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống các bệnh xã hội huyện Yên Bình tỏ ý đồng tình với ý kiến này và cho biết: "Chúng ta vẫn chưa thực sự gióng lên hồi chuông cảnh báo đến các xã trong huyện, công tác vận động, chỉ đạo còn yếu kém, sự kết hợp giữa các ban ngành, đoàn thể chưa cao, nhìn nhận vấn đề mang tính chung chung. Tình trạng này do sự lãnh, chỉ đạo của cấp uỷ, Đảng chưa cao, việc học tập kiến thức về phòng ngừa lây nhiễm HIV không sâu rộng, hàng năm nguồn kinh phí cho các hoạt động còn hạn chế dẫn đến chưa thực sự đồng thuận. Bên cạnh đó khó khăn lớn nhất đối với chúng tôi là không nắm được danh sách các đối tượng lây nhiễm trên địa bàn huyện, có chăng chỉ là những người sau khi đến trung tâm xét nghiệm thì mới phát hiện ra. Và tôi nghĩ cần có những giải pháp mang tính đồng bộ. Đó là: những người có trách nhiệm đối với công tác phòng chống HIV/AIDS phải được biết và thông tin mật với nhau để nắm bắt danh sách đối tượng. Như vậy việc quản lý sẽ dễ dàng hơn".

Sau khi nghe ý kiến tham luận của đại diện các ban, ngành đoàn thể của huyện, ông Lường Văn Hom- Phó giám đốc Sở Y tế, Phó giám đốc Ban quản lý dự án phòng chống HIV/AIDS tỉnh trao đổi: "Chúng tôi - những người làm công tác này luôn mong muốn những gì tốt đẹp nhất đến với người dân. Nhưng để Dự án của chúng ta thật sự có hiệu quả thì đó là sự đồng thuận nhất trí cao từ trên xuống dưới.

Những lo lắng của các đồng chí là rất phù hợp nhưng tôi cần nói thêm, bây giờ Luật Phòng chống nhiễm virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ IX thông qua ngày 29/6/2006 và Luật được thi hành từ ngày 1/1/2007 như: có thể cấp bao cao su, bơm kim tiêm miễn phí cho các đối tượng, Luật sâu rộng hơn, gần gũi hơn với đối tượng bị nhiễm và đặc biệt là những cán bộ làm công tác chuyên môn sẽ biết được danh sách các đối tượng bị nhiễm HIV, rất tiện cho việc theo dõi và quản lý những đối tượng trên địa bàn mình phụ trách; việc tiếp xúc giữa cán bộ và đối tượng nhiễm HIV thân thiện hơn như người bạn, người trong gia đình". Ông Hom khẳng định: "Đó là cơ sở rất lớn để người nhiễm HIV có thể tin tưởng mà tâm sự, đồng thời trở thành những cộng tác viên đi tuyên truyền cho việc phòng chống HIV/AIDS ngay ở địa phương mình cư trú.

Đặc biệt, dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ, sẽ phục vụ đắc lực cơ sở vật chất và trang thiết bị cho công tác tuyên truyền, là cơ sở để góp phần tạo nên một khối đồng thuận công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn huyện Yên Bình nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung".

Ngọc Sơn

Các tin khác
(Ảnh minh hoạ)

YBĐT - Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Trấn Yên hiện có 4.986 hội viên sinh hoạt ở 37 cơ sở Hội tại 29 xã, thị trấn và 8 cơ quan dân chính Đảng huyện. Địa bàn hoạt động của các hội viên gắn bó trực tiếp với 282 phân chi hội ở các thôn bản, khu phố với 76% CCB tham gia lực lượng giữ gìn an ninh trật tự (ANTT). Công an viên là CCB có 280 đồng chí; 1.500 đồng chí là trưởng các tổ hoà giải; 559 đồng chí tham gia tổ tự quản, tổ xung kích an ninh.

YBĐT - Là ngành có chức năng quản lý quỹ ngân sách, quản lý tài sản… của Nhà nước, từ khi được thành lập đến nay, ngành Kho bạc Nhà nước (KBNN) luôn làm tốt công tác bảo vệ tài sản quốc gia, Đặc biệt, từ năm 1996 thực hiện Thông tư liên bộ số 40/TT-LB Tài chính – Công an thì công tác này càng đi vào chiều sâu và thu được những kết quả tốt.

YBĐT - Ngày 21/5, Ban chỉ đạo thi và kiểm tra các kỳ thi năm tốt nghiệp, tuyển sinh năm 2007 của tỉnh đã tổ chức triển khai công tác thi giáo dục trung học năm 2007. Đồng chí Hoàng Thị Hạnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo và kiểm tra các kỳ thi tốt nghiệp, tuyển sinh năm 2007 của tỉnh chủ trì hội nghị.

Đồng bào Mông huyện Trạm Tấu đã tiếp cận với việc trồng sắn cao sản.
(Ảnh: Nguyễn Xuân Tình)

YBĐT - Suối Bu là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn. Toàn xã có 4 thôn nằm cánh xa nhau, giao thông liên thôn gặp rất nhiều khó khăn. Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trình độ dân trí không đồng đều dẫn đến việc tiếp thu các tiến bộ KHKT áp dụng vào sản xuất còn nhiều hạn chế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục