Mù Cang Chải nhức nhối nạn buôn bán phụ nữ

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/6/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo báo cáo của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mù Cang Chải, nạn buôn bán phụ nữ xuất hiện ở đây hơn chục năm: năm 1995, Sùng Thị Vang sinh năm 1971 ở xã Cao Phạ, bị lừa đi đến nay chưa có thông tin hồi âm; năm 1996, Hoàng Thị Huệ sinh năm 1972 trú tại xã Hồ Bốn bị lừa đi mất tích. Số lượng phụ nữ bị lừa bán ngày một tăng, từ năm 2004 đến 2006 có 8 người.

Đặc biệt qua 4 tháng đầu năm 2007, có 4 người bị lừa đi mất tích, trong đó xã Khao Mang có 3 người là Lý Thị Cầu, Lý Thị Rùa sinh năm 1987, Giàng Thị Ninh, sinh năm 1988 và Mùa Thị Ca (Pàng) sinh năm 1988 trú tại bản La Pu Khơ - xã Kim Nọi, hiện còn 6 người chưa xác định rõ nguyên nhân mất tích tất cả đều ở thị tứ xã Khao Mang. Qua các vụ mất tích cho thấy, phần lớn các nạn nhân bị lừa đi tuổi đời còn rất trẻ, hoàn cảnh gia đình khó khăn, trình độ dân trí thấp, thiếu việc làm, đa phần là người dân tộc thiểu số bản tính thật thà nên bọn buôn người lợi dụng triệt để điểm yếu này kiếm tiền, với các chiêu bài: hứa tìm việc làm nhàn hạ, mức thu nhập cao; mua hàng giá rẻ; lấy chồng có kinh tế khá giả... sau đó đưa sang biên giới bán cho các chủ chứa hoặc làm kiếp trâu ngựa vừa làm vợ “tập thể” vừa làm thuê cho gia đình mua.

 

Vì lợi nhuận của cái nghề bất lương này mà chúng mất hết tính người, chà đạp lên nhân phẩm, tính mạng của người phụ nữ. Điển hình là “má mì” Cứ Thị Lỳ (PLua) sinh năm 1956 ở thị tứ xã Khao Mang đã nhẫn tâm bán cả hai đứa con đẻ của mình là Lý Thị Dinh sinh năm 1980 và Lý Thị Dủ sinh năm 1989. Thấy việc bán con trót lọt kiếm tiền dễ, thị lại tiếp tục quay trở về Mù Cang Chải tìm hàng và Mùa Thị Pàng sinh năm 1987 ở bản Phù Loa, xã Mồ Dề đã trở thành nạn nhân tiếp theo của Lỳ. Sau khi bán xong ba cô gái, thị Lỳ đã cùng hai con trai vượt biên trái phép sang Trung Quốc, đến nay không thấy quay lại. Theo cơ quan công an thì số người bị hại không dừng lại ở đó, hầu hết các vụ mất tích gia đình nạn nhân tự đi tìm, sau một thời gian dài không thấy mới báo cho chính quyền.

 

Chính sự thiếu hiểu biết của người dân đã vô tình tiếp tay cho bọn buôn người qua mặt các cơ quan chức năng. Chúng lợi dụng tuyến đường du lịch lên Sa Pa, rồi thông qua các đường tiểu ngạch, nơi đồng bào hai nước thường qua lại mua bán, trao đổi hàng hóa để đưa các cô gái nhẹ dạ cả tin đi sâu vào trong nội địa. Phần lớn các cô gái bị bán đi không thấy quay trở về nên công tác điều tra, triệt phá loại tội phạm này đang gặp rất nhiều khó khăn.

 

Thiết nghĩ cần có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp trong công tác giáo dục, tuyên truyền; mở các lớp tư vấn pháp luật tại các thôn bản, tổ chức ký cam kết trong nhân dân không nghe theo sự dụ dỗ lôi kéo của kẻ xấu, tăng cường kiểm tra kiểm soát nắm bắt tình hình địa bàn, trọng tâm các địa bàn giáp ranh; phát động phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh Tổ quốc... để ngăn chặn hiệu quả, kịp thời nạn buôn bán phụ nữ trên địa bàn huyện.

 

Hoàng Hải Lăng

Các tin khác
Một cảnh mua bán hàng rong trên vỉa hè ở thành phố
Yên Bái.
Ảnh: 
Thu Trang

YBĐT - Chưa bao giờ “sức mạnh” của phát thanh lại được tận dụng và phát huy trong lĩnh vực quảng cáo thương mại mạnh mẽ đến thế. Từ việc bán lẻ hàng hoá đến thu mua phế liệu, tiểu thương đều dùng cát-xét, tăng âm, loa phóng thanh... oang oang cổ động suốt từ mở mắt đến nửa đêm khiến cho phố phường bây giờ loạn tiếng loa đài.

YBĐT - Năm nay, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Bình được giao nhiệm vụ giải ngân 2 tỷ 500 triệu đồng từ vốn chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.

YBĐT - Năm 2006 trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ có 15 trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, tăng 5 trường hợp so với năm 2005. Để hạn chế thấp nhất tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, từ đầu năm đến nay, Ủy ban DS,GĐ&TE thị xã, Ban DS,GĐ&TE các xã, phường đã đẩy mạnh công tác truyền thông thay đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ cho các nhóm đối tượng, quan tâm và chú trọng đến nhóm phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ.

Vì một thế hệ tương lai cường tráng và thông minh.

YBĐT - Công tác phòng chống suy dinh dưỡng đã được Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế luôn quan tâm chỉ đạo. Ngày 22 tháng 02 năm 2001 Chính phủ đã ra Quyết định số 21/2001/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục