Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và các giải pháp

  • Cập nhật: Thứ bảy, 2/6/2007 | 12:00:00 AM

YBĐT - Công tác phòng chống suy dinh dưỡng đã được Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế luôn quan tâm chỉ đạo. Ngày 22 tháng 02 năm 2001 Chính phủ đã ra Quyết định số 21/2001/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010.

Vì một thế hệ tương lai cường tráng và thông minh.
Vì một thế hệ tương lai cường tráng và thông minh.

Đây là sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, từng bước làm cho con người Việt Nam phát triển cường tráng về thể chất, trí tuệ thông minh. Trong những năm qua, chương trình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng đã đi vào hoạt động và đạt được những thành tích đáng kể trên phạm vi toàn quốc.

Thành tựu nổi bật là việc triển khai có hiệu quả chương trình vitamin A, đẩy lùi các bệnh mù do dinh dưỡng mà trước đây hàng năm có khoảng 5 - 7 nghìn trẻ em bị đe dọa mù vĩnh viễn do thiếu vitamin A. Tỷ lệ khô loét giác mạc hoạt tính dẫn đến mù lòa từ mức cao hơn ngưỡng quy định của Tổ chức Y tế thế giới 7 lần, nay đã giảm xuống đạt mức quy định điều đó nói lên sức khỏe cộng đồng đã từng bước được cải thiện. Hàng năm có khoảng 94 - 97% trẻ em trong độ tuổi 6 - 36 tháng tuổi được uống.

Theo số liệu báo cáo của bệnh viện, hiện nay hầu như không gặp ca khô mắt do thiếu vitamin A tại các bệnh viện. Các thể lâm sàng của bệnh khô mắt cũng hiếm gặp như vậy chỉ tiêu thiếu vitamin A lâm sàng đã đạt được giai đoạn 1996 - 2000 tiếp tục duy trì cho đến nay.

Tuy nhiên vitamin A thể tiền lâm sàng vẫn còn cao (10,8% ở trẻ em và trên 50% ở bà mẹ nuôi con bú). Thiếu vitamin A thể tiền lâm sàng có liên quan đến bệnh tật và tử vong. Nguyên nhân chính dẫn đến thiếu vitamin A do khẩu phần ăn còn ít thực phẩm giàu vitamin A, lượng dầu ăn và chất béo còn thấp.

Thiếu máu do thiếu sắt là vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng quan trọng hàng đầu hiện nay. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao là phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em (53% phụ nữ có thai, 40% phụ nữ tuổi sinh đẻ và 60%, trẻ dưới 2 tuổi bị thiếu máu do thiếu sắt). Nguyên nhân chính của thiếu máu do thiếu sắt là khẩu phần ăn còn thiếu các thực phẩm giàu chất sắt, đặc biệt là thức ăn nguồn gốc động vật.

Mặt khác, tỷ lệ nhiễm giun móc tại cộng đồng còn khá cao góp phần vào nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt. Chương trình phòng chống thiếu máu do thiếu sắt được triển khai với hai hoạt động là bổ sung viên sắt -acid folic; giáo dục truyền thông kết hợp với phòng chống nhiễm giun. Ở nơi có chương trình, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ hạ xuống còn 25%. Tuy nhiên, chương trình chỉ mới triển khai tại 1.282 xã trong toàn quốc, trong đó tỉnh Yên Bái có 10 xã.

Trước đây, các bệnh rối loạn do thiếu iốt còn khá phổ biến ở nước ta. Chương trình quốc gia phòng chống thiếu iốt đã đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2000 (dựa trên chỉ số iốt niệu). Tỷ lệ bướu cổ phụ thuộc vào điều kiện địa lý, vùng sinh thái. Việc phòng chống thiếu iốt và bệnh bướu cổ cũng đã được triển khai rộng. Quyết định 481/TTg ngày 8 tháng 9 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tổ chức và vận động toàn dân dùng muối iốt thay cho muối thường”, hiện tại trên 60% dân số toàn quốc và trên 95% dân số tỉnh Yên Bái được bao phủ muối iốt.

Như vậy, chương trình phòng chống thiếu vitamin A và phòng chống các rối loạn do thiếu iốt đã thu được kết quả đáng khích lệ, cần tiếp tục duy trì và củng cố trong những năm tới. Hiệu quả của hai chương trình trên được quốc tế công nhận và đánh giá cao.

Với mục tiêu cụ thể, Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010 đã nêu: giải quyết cơ bản tình trạng thiếu vitamin A, thiếu iốt và giảm đáng kể tình trạng thiếu máu dinh dưỡng. Các giải pháp chiến lược phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là:

1.Tăng cường truyền thông - giáo dục dinh dưỡng nhằm phổ biến kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý cho toàn dân với nội dung chính: tuyên truyền 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, tư vấn dinh dưỡng cho các đối tượng cụ thể.

2.Phòng chống thiếu vitamin A, về cơ bản lâu dài, cần giải quyết bằng biện pháp đa dạng hóa bữa ăn. Tiếp tục duy trì bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ 6 - 24 tháng tuổi và bà mẹ sau đẻ trên phạm vi toàn quốc. Từ năm 2006, bổ sung vitamin A cho trẻ bệnh. Nghiên cứu tăng cường vi chất vào trong thực phẩm song song với biện pháp đa dạng hóa bữa ăn. Khuyến khích nuôi trồng và ăn những thực phẩm giàu vitamin A từ VAC gia đình.

3.Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng, mở rộng bổ sung sắt/acid folic theo hướng dự phòng cho phụ nữ 15 - 35 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, nghiên cứu sản xuất sirô sắt cho trẻ suy dinh dưỡng, hướng dẫn và giáo dục cộng đồng chủ động tiếp cận các nguồn sắt khác nhau trên thị trường; chú trọng các giải pháp tăng cường sắt vào thực phẩm và giải pháp đa dạng hóa bữa ăn. Ở những vùng nhiễm giun móc cao cần tổ chức hoạt động tẩy giun định kỳ kết hợp với vệ sinh môi trường. Phòng chống thiếu máu cần được triển khai trong phạm vi toàn quốc.

4.Phòng chống thiếu iốt đã là một chương trình mục tiêu riêng; chúng ta cần duy trì triển khai mục tiêu này với các giải pháp: vận động toàn dân sử dụng muối iốt song song với tăng cường kiểm tra, giám sát từ khâu sản xuất, phân phối và sử dụng muối iốt.

5.Tích cực hơn nữa trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi một các bền vững. Bên cạnh đó, cần tích cực chủ động phòng chống các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng đang có xu hướng gia tăng trước hết là bệnh thừa cân và béo phì. Huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng của tỉnh, cố gắng đạt hiệu quả cao các dự án đã được tài trợ; tiếp tục xây dựng các đề án, dự án khả thi, kêu gọi đầu tư.

Bác sỹ Lường Văn Hom

Các tin khác
Cán bộ chuyên trách dân số xã Tân Lập luôn bám sát cơ sở  để tuyên truyền công tác KHHGD.

YBĐT - Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên, Tân Lập có 738 hộ và 3842 khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày và Dao. Trong đó, có 702 hộ gia đình trong độ tuổi sinh đẻ và đây chính là một trong những nguyên nhân gây nhiều khó khăn trong công tác dân số.

Nước sạch về bản.
(Ảnh: Đức Nhạn)

YBĐT - Theo báo cáo của Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 134/TTg của tỉnh, sau 2 năm thực hiện đề án này ở 8/9 huyện, thị đã giải quyết nhu cầu đất ở cho 892/1.902 hộ, bằng 46%; đất sản xuất đã giải quyết được 936,7 ha, hỗ trợ cho 6.068 hộ; nhà ở cho 1.283 hộ, bằng 67% nhu cầu của đề án.

Học sinh Trường Dân tộc Nội trú huyện Mù Cang Chải thực hành môn tin học trên máy vi tính.
(Ảnh: 
Thanh Sơn)

YBĐT - Vấn đề trẻ em bị xâm hại tình dục gây tác hại xấu về nhiều mặt trong xã hội, làm suy thoái đạo đức, vi phạm nghiêm trọng quyền con người, quyền trẻ em.

21 km đường điện không được đầu tư, nâng cấp gây mất an toàn, nguy hiểm đến tính mạng người dân.

YBĐT - Trước tình trạng giá điện quá cao, người dân không được mua điện trực tiếp với ngành điện mà phải qua 21 ông "cai điện", Điện lực không hề đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện; hơn 3 km đường dây điện 0,4 KV do dân đóng góp, Điện lực Yên Bái sau khi thay thế đã thu lại không trả cho dân là không đúng pháp luật, người dân bất bình và đã có đơn kiến nghị với Điện lực Yên Bái, Sở Công nghiệp Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục