Đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/7/2024 | 2:27:05 PM

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19 của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, đã có gần 10 triệu lao động ở nông thôn được học nghề. Trong đó, gần 4,6 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề. Công tác đào tạo nghề cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ, các đối tượng chính sách được quan tâm với 2,1 triệu người được hỗ trợ học nghề.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, tại Chỉ thị số 37 của Ban Bí thư mới đây về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã chỉ rõ: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, còn tồn tại những hạn chế, yếu kém. Một số chỉ tiêu đề ra chưa đạt. Lao động nông thôn chủ yếu được học nghề ở trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng, chất lượng đào tạo còn thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nghề còn nhiều bất cập. Hoạt động hỗ trợ người dân sau khi học nghề chưa được triển khai hiệu quả.

Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững và thực chất, Ban Bí thư yêu cầu, đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Cập nhật nghề, chuẩn hoá nội dung đào tạo, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. Tận dụng hiệu quả cơ hội Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần gắn với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cho người dân, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số khu vực nông thôn; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Để làm được điều đó, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ, và môi trường của Quốc hội cho rằng, đầu tiên cần quy hoạch các vùng tập trung, hoặc phát triển các làng nghề truyền thống. Tức là lao động tập trung theo các cụm quy hoạch tập trung liên quan đến nông nghiệp để có thể đào tạo nghề. Muốn vậy, mô hình sản xuất phải được đổi mới, xây dựng có trọng tâm, trọng điểm. Gắn đào tạo lao động vào các mô hình đó, lúc đó mới góp phần tăng năng suất lao động.

Theo ông Sơn, bây giờ người lao động không chỉ được đào tạo về tay nghề mà còn cả kỹ năng ứng dụng các khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó cần quan tâm đào tạo nghề tại chỗ để cung cấp cho các khu công nghiệp.

Còn theo TS Trịnh Xuân Việt (Học viện Chính trị), đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn phải chú trọng gắn với cơ hội việc làm của lao động sau khi được đào tạo.

(Theo daidoanket)

Các tin khác
Đoàn thiện nguyện thành phố Hà Nội trao tặng xe đạp cho học sinh xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu.

Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu đã tích cực phối hợp với linh mục, Hội đồng giáo xứ, giáo họ thực hiện tốt công tác truyên truyền vận động phụ huynh, bà con giáo dân hiểu rõ về việc đưa trẻ đến trường, chăm chỉ học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển quê hương.

Giờ học thực hành pha chế đồ uống của sinh viên Khoa Văn hoá - Du lịch, Trường Cao đẳng Yên Bái.

Trước đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động thì “giảng ít, học nhiều”, “giảm lý thuyết - tăng thực hành” đang là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp tại Trường Cao đẳng Yên Bái. Đây được coi là trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện tốt khâu then chốt trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Yên Bái.

Sáng 15/7, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh Yên Bái phối hợp với Công ty TNHH Hòa Bình trao hỗ trợ kinh phí xây dựng "Nhà tình nghĩa" cho thân nhân liệt sĩ và tặng quà cho thương binh nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).

Hiện nhiều cặp vợ chồng người dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Mù Cang Chải đã thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, có thu nhập và điều kiện để nuôi dạy con.

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể tăng cường công tác tuyên truyền giúp người dân nắm được những chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình (DS/KHHGĐ). Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức tiến tới thay đổi hành vi, hoàn thành các mục tiêu nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục