Yên Bái sáng tạo, linh hoạt trong làm nhà ở cho hộ nghèo vùng khó

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/10/2024 | 4:44:14 AM

YênBái - Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong làm nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn. Mặc dù là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, song Yên Bái đã có những quyết sách kịp thời để huy động mọi nguồn lực, sức người, sức của, giúp hộ nghèo hiện thực hóa ước mơ “an cư”.

Hộ nghèo ở xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải thường xuyên được địa phương quan tâm, động viên, chia sẻ trong quá trình làm nhà ở.
Hộ nghèo ở xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải thường xuyên được địa phương quan tâm, động viên, chia sẻ trong quá trình làm nhà ở.


Nhà ở đóng một vai trò quan trọng trong mỗi gia đình, không chỉ là nơi che chắn mưa nắng, bảo vệ các thành viên trong gia đình trước thiên tai, mà còn là một dịch vụ xã hội cơ bản có khả năng ảnh hưởng đến các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều mới gồm: chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người, nhà tiêu hợp vệ sinh, nước sinh hoạt... giúp các hộ có điều kiện để thoát nghèo bền vững. Bởi vậy, những năm qua, tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo làm nhà ở theo hướng mở rộng quy mô, đối tượng, nâng mức hỗ trợ. 

Giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã hỗ trợ làm nhà ở cho 7.002 hộ nghèo, kinh phí là 416 tỷ đồng. Năm 2021 - 2022, trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ chưa ban hành chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021 - 2025 thay thế cho Quyết định 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 hết hiệu lực thi hành thì tỉnh Yên Bái đã chủ động ban hành một số kế hoạch, đề án để bố trí ngân sách địa phương kết hợp với việc huy động kinh phí xã hội hoá để hỗ trợ hộ nghèo làm nhà. 

Ngoài tìm kiếm, kêu gọi các nguồn lực trên cả nước, tỉnh đã giao chỉ tiêu giảm nghèo cho các đơn vị, sở, ban, ngành của tỉnh; từ đó, huy động sự vào cuộc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tỉnh cũng như đẩy mạnh việc kết nối, vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm để tổ chức làm nhà ở cho hộ nghèo. 

Bởi vậy, trong 2 năm đó, tỉnh đã có 1.237 ngôi nhà được hỗ trợ làm mới, sửa chữa với kinh phí 33,84 tỷ đồng. Đến khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; trong đó, ban hành các dự án, tiểu dự án có nội dung về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, tỉnh Yên Bái cũng đã ban hành Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 với mục tiêu hỗ trợ 3.022 hộ nghèo, cận nghèo làm mới và sửa chữa nhà ở; trong đó, có cả 831 hộ nghèo, cận nghèo không đủ điều kiện thụ hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở của Nhà nước.


Để thực hiện mục tiêu này, trước hết, tỉnh đã xây dựng kế hoạch, huy động tối đa các nguồn lực từ trung ương, các địa phương, kinh phí xã hội hóa ở cả cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã để hỗ trợ thêm 20 triệu đồng/nhà đối với nhà xây mới, 10 triệu đồng/nhà đối với nhà sửa chữa ngoài mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương. 

Như vậy, mức hỗ trợ tại 2 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu được nâng lên là 60 triệu đồng/nhà đối với làm mới và 30 triệu đồng/nhà đối với sửa chữa; các huyện, thị, thành phố còn lại lần lượt là 50 triệu đồng/nhà và 25 triệu đồng/nhà. Nguồn kinh phí này sẽ trở thành động lực mạnh mẽ giúp người nghèo mạnh dạn xây dựng, sửa chữa nhà ở đạt chuẩn. 

Tuy nhiên, ở địa bàn vùng cao, công tác làm nhà ở vẫn còn những khó khăn như: điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu kinh phí đối ứng; quá trình vận chuyển nguyên vật liệu làm tăng chi phí xây dựng hay nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa xem trọng việc xây dựng nhà ở đạt tiêu chuẩn, có các công trình phụ trợ… 

Giải quyết vấn đề này, tỉnh Yên Bái đã cho cơ chế tạm ứng kinh phí khi hoàn thành phần móng với nhà xây dựng mới và hoàn thành 30% khối lượng công việc trở lên với nhà sửa chữa, lần lượt là 35 triệu đồng/nhà làm mới và 15 triệu đồng/nhà sửa chữa. Riêng 2 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu số tiền này là 40 triệu đồng/nhà làm mới và 20 triệu đồng/nhà sửa chữa. 

Ngoài ra, cấp ủy, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể ở địa phương cũng đã tích cực vào cuộc từ việc tăng cường tuyên truyền, vận động về mục tiêu, ý nghĩa của Đề án cũng như: khơi dậy, nâng cao trách nhiệm của người nghèo trong việc nỗ lực tự xây dựng nhà ở; nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng về xây dựng mới hay sửa chữa; rà soát khảo sát cụ thể từng nhà về điều kiện, hoàn cảnh để có phương án huy động việc góp ngày công, vật liệu trong nhân dân. 

Trực tiếp lãnh đạo địa phương cũng đã xuống cơ sở đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ. Đối với các hộ nghèo không có khả năng và kinh phí đối ứng, một số địa phương ở huyện Mù Cang Chải còn sáng tạo, nghiên cứu dạng nhà lắp ghép, vừa đủ công năng sử dụng, vừa đủ với chi phí hỗ trợ 60 triệu đồng của Nhà nước. Công xây dựng thì huy động sự đóng góp, hỗ trợ của cộng đồng, anh em họ hàng trong dòng họ. Nhờ đó, năm 2023, Yên Bái đã hoàn thành 100% kế hoạch năm với 1.598 căn nhà được khởi công; 8 tháng đầu năm 2024 thì đạt gần 80% kế hoạch năm với 1.119 căn nhà.

Từ kết quả trên đã cho thấy, trong công tác làm nhà ở cho hộ nghèo, Yên Bái có một cách làm toàn diện, thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo, kịp thời. Trước hết là trong công tác lãnh, chỉ đạo của tỉnh khi có các cơ chế, chính sách phù hợp, quan tâm tới những khó khăn trong công tác làm nhà ở cho hộ nghèo ở vùng khó; việc huy động tổng hợp các nguồn lực hiện có, đặc biệt chú trọng tìm kiếm, kết nối, huy động nguồn lực xã hội hóa. 

Từ năm 2021 đến nay, việc giao chỉ tiêu giảm nghèo cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh vẫn đang tiếp tục được triển khai thực hiện; ở cấp huyện cũng có một số địa phương triển khai việc giao chỉ tiêu này. Ngoài ra, Yên Bái đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở trong việc hỗ trợ bằng ngày công, tìm kiếm các vật liệu sẵn có và đặc biệt là công tác tuyên truyền khơi dậy ý thức tự lực, tự cường của người nghèo trong việc nỗ lực tự xây dựng nhà ở.

Hoài Anh

Tags Yên Bái sáng tạo linh hoạt nhà ở hộ nghèo

Các tin khác
Phụ nữ xã Tô Mậu tham gia vệ sinh các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn.

Những năm qua, Hội Phụ nữ (HPN) xã Tô Mậu, huyện Lục Yên triển khai phát động các phong trào: "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, "Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, "Phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM) với môi trường xanh - sạch - đẹp”, xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch”… tới 5/5 chi hội cơ sở, trên 560 hội viên tham gia.

Giờ học thực hành của học sinh Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ.

Phân luồng, dạy văn hóa, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho học sinh và người lao động người dân tộc thiểu số khu vực phía Tây của tỉnh luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ.

Một gia đình có hoàn cảnh khó khăn xã Văn Phú được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ kinh phí làm nhà.

Những năm qua, thực hiện tốt Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) xã Văn Phú, thành phố Yên Bái cùng với các tổ chức thành viên đã chú trọng công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, đẩy mạnh các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước….

Cán bộ, hội viên cựu chiến binh xã Nậm Búng tham gia trồng cây xanh trên tuyến đường liên thôn Nậm Chậu - Sài Lương.

Từ phong trào ở cơ sở từng bước đi vào chiều sâu, đạt được nhiều thành tích cao, trong Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn đã xuất hiện nhiều điển hình cá nhân tiêu biểu; nhiều hội viên CCB giữ các chức vụ trong Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, chi bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục