Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/3/2025 | 2:20:29 PM

Sáng 27-3, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Học viện Cảnh sát nhân dân và Học viện An ninh nhân dân tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề 'Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn'.

Quang cảnh hội thảo về giáo dục liêm chính.
Quang cảnh hội thảo về giáo dục liêm chính.

"Hai chữ "liêm chính” luôn là hiện thân mẫu mực, cao quý nhất của người cán bộ cách mạng, đồng thời cũng là những giá trị đạo đức cơ bản của con người. Hội thảo có ý nghĩa quan trọng, nhằm khơi dậy nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm, gợi mở giải pháp để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục liêm chính, coi đây là giải pháp "phòng ngừa từ gốc” trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - một cuộc đấu tranh không khoan nhượng mà Đảng ta đang quyết liệt triển khai trong thời gian qua” - PGS, TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhấn mạnh trong phát biểu chào mừng hội thảo.


PGS, TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu chào mừng hội thảo.

Tại hội thảo, tham luận từ các nhà quản lý, nhà khoa học khẳng định: Liêm chính không chỉ là một phẩm chất cao đẹp của cá nhân, mà cần phải trở thành chuẩn mực, yếu tố cốt lõi của nền văn hóa chính trị, văn hóa công vụ và là nền tảng của đạo đức xã hội. Ở chiều sâu bản chất, liêm chính thể hiện ở sự trong sạch về đạo đức, sự chính trực trong hành vi và tinh thần kiên định, dũng cảm vượt lên trên mọi cám dỗ và lợi ích cá nhân để phụng sự lợi ích công, từ đó giúp cán bộ, đảng viên luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng và lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân.

Các ý kiến tham luận và thảo luận đã phân tích, làm rõ thực trạng giáo dục liêm chính ở Việt Nam hiện nay. Về thành tựu, trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, công tác giáo dục liêm chính gắn với đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được nhiều kết quả tích cực, bước đầu tạo được những chuyển biến quan trọng cả về nhận thức lẫn hành động trong xã hội nói chung và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nói riêng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhiều ý kiến cũng làm rõ những hạn chế, khó khăn, thách thức đặt ra đối với công tác giáo dục liêm chính ở Việt Nam hiện nay. Đó là, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong một số lĩnh vực được nhận định vẫn còn diễn biến phức tạp, với tính chất ngày càng nghiêm trọng và tinh vi hơn, có sự cấu kết giữa cán bộ trong khu vực công và tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực tư.

Phát biểu tổng kết hội thảo, GS, TS Lê Văn Lợi, Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cảm ơn những ý kiến tâm huyết của các nhà quản lý, nhà khoa học đã phân tích toàn diện bối cảnh, tình hình thế giới và trong nước, các yêu cầu mới và vấn đề đặt ra đối với công tác giáo dục liêm chính gắn với đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Từ đó, các nhà quản lý, nhà khoa học đề xuất các giải pháp, kiến nghị thiết thực nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục liêm chính, nhất là cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta trong gian tới, đó là: Cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan trong hệ thống chính trị, của đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn xã hội về liêm chính và vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục liêm chính. Hoàn thiện thể chế, cơ chế và hệ thống chính sách về giáo dục liêm chính. Triển khai đồng bộ việc đưa nội dung giáo dục liêm chính vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức định kỳ hằng năm; đồng thời bổ sung tiêu chí liêm chính như một yêu cầu bắt buộc trong đánh giá đạo đức, kỷ luật công vụ…

(Theo QĐND)

Các tin khác
Huyện Trạm Tấu phấn đấu trong năm 2025 có 85,7% cơ sở giáo dục đạt tiêu chí “Trường học hạnh phúc”.

Năm 2025, huyện Trạm Tấu phấn đấu có 35% thôn, tổ dân phố văn hóa đạt tiêu chí thôn, tổ dân phố hạnh phúc; 85,7% cơ sở giáo dục đạt tiêu chí “Trường học hạnh phúc”; chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 59,4%, tăng 2,3% so với năm 2024.

Quang cảnh hội nghị.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh vừa phối hợp với UBND thị xã Nghĩa Lộ tổ chức chương trình làm việc với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thống nhất chủ trương và nguồn lực triển khai mô hình du lịch cộng đồng; thống nhất phân công nhiệm vụ cho các bên liên quan; lựa chọn bản du lịch cộng đồng ưu tiên triển khai.

Bà Trần Thị Thân được hỗ trợ xây dựng nhà ở ngay bên cạnh ngôi nhà của người cháu họ.

Trong không khí đất trời đang độ xuân, toàn thể cán bộ, công chức, nhân dân trong xã Bảo Ái, huyện Yên Bình đang đồng lòng, quyết tâm thực hiện chương trình xóa những căn nhà tạm bợ, dột nát để mang đến mái ấm vững chãi cho những phận đời còn nhiều gian khó. Mục tiêu được đặt ra đến tháng 6 năm 2025 là 23 ngôi nhà sẽ được dựng xây cho người có công, thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo và cận nghèo.

Đã có nhiều lao động Mù Cang Chải xây dựng mô hình sửa chữa xe máy đem lại thu nhập ổn định.

Năm 2025, huyện vùng cao Mù Cang Chải đặt mục tiêu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58%, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục