Bộ Nội vụ lấy ý kiến nhân dân về chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/4/2025 | 1:51:52 PM

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; khiếu nại, tố cáo về BHXH và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dự thảo nêu rõ việc đôn đốc thực hiện trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại Điều 35 Luật BHXH.

Trong đó, về chậm đóng theo khoản 1 Điều 38 Luật BHXH và trốn đóng theo điểm đ, e khoản 1 Điều 39 Luật BHXH: Hằng tháng, Giám đốc cơ quan BHXH quản lý trực tiếp đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp xác định đối tượng chậm đóng, trốn đóng; gửi văn bản yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 10 ngày đầu tháng.

Các trường hợp chậm đóng, trốn đóng không bao gồm quy định tại khoản 1 Điều này: Giám đốc cơ quan BHXH gửi văn bản yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm hoặc tiếp nhận thông tin vi phạm bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền; nội dung văn bản đôn đốc có những nội dung chủ yếu nêu tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này và nêu căn cứ phát hiện, tiếp nhận thông tin hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Về thông tin về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, trước ngày 15 của tháng đầu quý, cơ quan BHXH cấp tỉnh gửi thông tin về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng tính đến hết ngày cuối quý, kết quả xử lý, đề xuất xử lý theo thứ tự, phù hợp với thẩm quyền như sau: BHXH Việt Nam, Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh. Trước ngày 15-7 và 15-1 hằng năm, BHXH Việt Nam gửi thông tin về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng lần lượt tính đến hết ngày 30-6, 31-12 hằng năm, kết quả xử lý, đề xuất xử lý theo thứ tự, phù hợp với thẩm quyền như sau: cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp ở Trung ương, Bộ Nội vụ. Cơ quan BHXH báo cáo về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng đột xuất với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Các trường hợp bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm g Điều 39 Luật BHXH được quy định như sau: Không đăng ký tiền lương đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đối với khoản tiền lương để ngoài sổ kế toán. Người sử dụng lao động sử dụng giấy tờ, tài liệu, thông tin không có thật để được tạm dừng đóng BHXH bắt buộc.

Dự thảo cũng quy định cụ thể về số tiền, số ngày chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại khoản 1 Điều 40 Luật BHXH; số tiền, số ngày trốn đóng tại khoản 1 Điều 41 Luật BHXH; xác định hành vi chậm đóng, trốn đóng; tổ chức thu số tiền chậm đóng, trốn đóng và tổ chức thu số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền chậm đóng, trốn đóng.

Khi phát hiện hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng đồng thời các biện pháp xử lý sau: Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền chậm đóng, trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng, trốn đóng và số ngày chậm đóng, trốn đóng vào quỹ BHXH, quỹ bảo hiểm thất nghiệp; xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

Thời gian lấy ý kiến nhân dân từ ngày 18-4 đến 18-6-2025.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Em Sùng Thị Hà và Lý A Khua - học sinh lớp 9A, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải trong trang phục truyền thống dân tộc Mông.

Tuy cuộc sống hiện đại đang thay đổi nhanh chóng nhưng nhiều bạn trẻ Yên Bái vẫn giữ gìn và tự hào khoác lên mình những bộ trang phục dân tộc mình, vừa để thể hiện bản sắc văn hóa vừa để lan tỏa vẻ đẹp truyền thống đến cộng đồng. Các bạn coi việc mặc trang phục dân tộc không chỉ là hành động thể hiện sự tôn trọng quá khứ mà còn là cách khẳng định vị thế của mình trong xã hội hiện đại đầy biến động.

Cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Trạm Tấu kiểm tra, giám sát hộ dân vay vốn chương trình tín dụng chính sách phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện.

Từng là huyện vùng cao với đa số đồng bào Mông sinh sống, đối diện với nhiều khó khăn như hạ tầng lạc hậu và đời sống nghèo khó, Trạm Tấu giờ đây đang khoác lên mình một diện mạo tươi sáng. Những nếp nhà xiêu vẹo, tạm bợ đã dần lùi vào dĩ vãng, nhường chỗ cho những mái ấm kiên cố, khang trang. Tiếng gió rít lạnh lẽo qua khe vách năm nào đã tan trong tiếng cười nói rộn ràng của cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn. “Đòn bẩy” mạnh mẽ, mang đến luồng sinh khí mới ấy chính là dòng chảy tín dụng chính sách (TDCS) - nguồn vốn như mạch nước ngầm bền bỉ, đang âm thầm tưới mát, hồi sinh và kiến tạo nên một Trạm Tấu đầy sức sống hôm nay.

Thành viên Câu lạc bộ Nghệ thuật Trường Sơn trong một buổi biểu diễn.

Những năm tháng chiến tranh, đã có hàng nghìn nam, nữ thanh niên của Yên Bái xung phong, sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân, kiên cường bám đường, vượt núi băng rừng, làm nhiệm vụ trên con đường Trường Sơn, góp phần làm nên những kỳ tích huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Cựu binh Trần Văn Thanh cùng tư trang trên hành trình từ TP Vinh (Nghệ An) vào TP HCM xem diễu binh dịp 30/4.

5 ngày sau khi khởi hành từ Nghệ An, ông Trần Văn Thanh, 76 tuổi, đã đi qua 10 tỉnh, dự tính sẽ đến TP HCM trước ngày 30/4, kịp xem lễ diễu binh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục