Dự kiến chi 170.000 tỷ đồng cho cán bộ, công chức thôi việc, nghỉ trước tuổi

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/4/2025 | 1:58:16 PM

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2025, mức chi ngân sách Nhà nước sẽ tăng lên, riêng mức chi trả cho cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, nghỉ hưu khi thực hiện tinh giản bộ máy khoảng 170.000 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tại phiên họp.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tại phiên họp.

Sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, dự thảo quy định giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ gồm: Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản phẩm kim loại, sản phẩm khai khoáng (trừ than), sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ xăng).

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn, đề xuất trên nhằm thể chế hóa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Chính sách này cũng đã được áp dụng trong giai đoạn từ năm 2022 đến 6 tháng đầu năm 2025.

"Qua đó, giải pháp giảm thuế giá trị gia tăng cùng với các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí khác đang tạo điều kiện rất lớn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu”, ông Tuấn cho hay.

Theo tính toán dự kiến, số giảm thu ngân sách Nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng hơn 121.000 tỷ đồng. Thời gian áp dụng được đề xuất từ 1/7/2025 - 31/12/2026.

Mức chi ngân sách sẽ tăng lên

Thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Kinh tế Phan Văn Mãi cho hay, đa số ý kiến trong thường trực Ủy ban nhất trí với sự cần thiết ban hành chính sách.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, việc tiếp tục đề xuất ban hành chính sách là chưa thật sự phù hợp và khó đạt được mục tiêu đặt ra về kích cầu tiêu dùng, vì khả năng kích cầu của chính sách đã bão hoà qua một thời gian dài thực hiện. Do đó, đề nghị cân nhắc trong trường hợp cần thiết, chỉ kéo dài thời hạn thực hiện chính sách đến hết năm 2025.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đánh giá, chính sách này giảm thuế cho doanh nghiệp để tạo sự ổn định, phát triển, sức cạnh tranh, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ áp thuế cao lên nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Phó Thủ tướng thông tin thêm, năm nay, mức chi ngân sách sẽ tăng lên. Riêng trả tiền cho cán bộ thôi việc, nghỉ hưu khi thực hiện tinh giản bộ máy khoảng 170.000 tỷ đồng. Ngoài ra, còn khoảng 30.000 tỷ đồng sẽ chi để miễn học phí. Bên cạnh đó, sắp tới, những chính sách mới có hiệu lực như bảo hiểm y tế sẽ khiến tăng chi ngân sách nhà nước.

"Chính phủ sẽ cân đối, lập dự toán của năm 2026 và nhiệm kỳ sau. Qua đó sẽ báo cáo đầy đủ những dự báo về khả năng chi. Năm nay, ngân sách vẫn chịu đựng được vì phần trả lương cho thôi việc và tinh giản bộ máy đang lấy tích lũy trong quỹ tiền lương”, Phó Thủ tướng cho hay.

(Theo TPO)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; khiếu nại, tố cáo về BHXH và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.

Em Sùng Thị Hà và Lý A Khua - học sinh lớp 9A, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải trong trang phục truyền thống dân tộc Mông.

Tuy cuộc sống hiện đại đang thay đổi nhanh chóng nhưng nhiều bạn trẻ Yên Bái vẫn giữ gìn và tự hào khoác lên mình những bộ trang phục dân tộc mình, vừa để thể hiện bản sắc văn hóa vừa để lan tỏa vẻ đẹp truyền thống đến cộng đồng. Các bạn coi việc mặc trang phục dân tộc không chỉ là hành động thể hiện sự tôn trọng quá khứ mà còn là cách khẳng định vị thế của mình trong xã hội hiện đại đầy biến động.

Cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Trạm Tấu kiểm tra, giám sát hộ dân vay vốn chương trình tín dụng chính sách phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện.

Từng là huyện vùng cao với đa số đồng bào Mông sinh sống, đối diện với nhiều khó khăn như hạ tầng lạc hậu và đời sống nghèo khó, Trạm Tấu giờ đây đang khoác lên mình một diện mạo tươi sáng. Những nếp nhà xiêu vẹo, tạm bợ đã dần lùi vào dĩ vãng, nhường chỗ cho những mái ấm kiên cố, khang trang. Tiếng gió rít lạnh lẽo qua khe vách năm nào đã tan trong tiếng cười nói rộn ràng của cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn. “Đòn bẩy” mạnh mẽ, mang đến luồng sinh khí mới ấy chính là dòng chảy tín dụng chính sách (TDCS) - nguồn vốn như mạch nước ngầm bền bỉ, đang âm thầm tưới mát, hồi sinh và kiến tạo nên một Trạm Tấu đầy sức sống hôm nay.

Thành viên Câu lạc bộ Nghệ thuật Trường Sơn trong một buổi biểu diễn.

Những năm tháng chiến tranh, đã có hàng nghìn nam, nữ thanh niên của Yên Bái xung phong, sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân, kiên cường bám đường, vượt núi băng rừng, làm nhiệm vụ trên con đường Trường Sơn, góp phần làm nên những kỳ tích huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục