Nhiều ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/4/2025 | 2:12:37 PM

Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) đang được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lấy ý kiến với nhiều nội dung điều chỉnh quan trọng như: Quy định lại quyền giám sát của báo chí; trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan công quyền; tiếp tục hay không việc cấp thẻ nhà báo cho người làm việc tại tạp chí khoa học...

Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý về Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)
Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý về Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi)

Sáng 22-4, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý về Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi).

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) nêu rõ: Việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016 cho phù hợp thực tiễn nhằm tạo hành tang pháp lý thuận lợi để báo chí hoạt động, phát triển; đồng thời khắc phục những tồn tại, bất cập; bổ sung quy định để điều chỉnh kịp thời những phát sinh trong thực tiễn là vô cùng cần thiết, nhất là trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay.

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Linh, hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam hiện có 70 cơ quan báo chí, đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến tri thức, công bố kết quả nghiên cứu, kết nối nhà khoa học với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc lấy ý kiến của các cơ quan báo chí trong hệ thống về Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) cho thấy trách nhiệm xây dựng chính sách, pháp luật cũng như thể hiện tiếng nói, đóng góp của các cơ quan báo chí trong hệ thống trong việc xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại.

TS. Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban Khoa học và Hợp tác quốc tế (Liên hiệp Hội Việt Nam) nhận xét, Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) thể hiện sự tiếp thu và cập nhật các xu hướng mới của hoạt động báo chí, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số, mạng xã hội và sự phát triển của báo chí đa phương tiện. Dự thảo Luật đã quy định rõ ràng hơn về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân (Chương I), là bước tiến phù hợp với tinh thần của Hiến pháp 2013. Tuy nhiên, cần tiếp tục hoàn thiện một số khái niệm còn chồng lấn, chưa rõ ràng giữa "sản phẩm báo chí” và "sản phẩm thông tin có tính chất báo chí” để tránh bị lợi dụng nhằm lách quy định về cấp phép báo chí; cũng như cần bổ sung những quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà báo, đặc biệt trong môi trường báo chí số, khi bị tấn công, đe dọa.

Theo TS. Lê Công Lương, các tạp chí khoa học thuộc hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn lực đầu tư cho chuyển đổi số, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức; thiếu cơ chế chính sách rõ ràng về tự chủ tài chính, xã hội hóa hoạt động tạp chí; chồng lấn về chức năng giữa "tạp chí khoa học” và "tạp chí có tính chất báo chí”.

Để định hướng phát triển các tạp chí khoa học, TS. Lê Công Lương đề xuất Luật Báo chí (sửa đổi) cần phân biệt rõ giữa: Tạp chí khoa học (nơi công bố công trình nghiên cứu, phản biện khoa học) và Tạp chí thông tin chuyên ngành, phổ biến kiến thức. Hai loại hình này có đặc điểm, đối tượng phục vụ và tiêu chí vận hành khác nhau, nên cần quy định phù hợp về cấp phép, tiêu chuẩn nội dung, đội ngũ. Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho các tạp chí khoa học phát triển theo chuẩn mực quốc tế như: Cho phép xuất bản song ngữ, xuất bản tạp chí trực tuyến theo mô hình Open Access (truy cập mở; Hỗ trợ kết nối dữ liệu với các hệ thống trích dẫn khoa học (DOI, CrossRef, Scopus...); có lộ trình chuẩn hóa đội ngũ biên tập, phản biện độc lập; có cơ chế hỗ trợ chuyển đổi số cho tạp chí khoa học: Đưa nội dung hỗ trợ số hóa tạp chí vào chiến lược phát triển báo chí quốc gia; Cấp mã định danh số quốc gia cho từng tạp chí (tương tự như mã định danh ISBN trong xuất bản); Hỗ trợ hạ tầng số và công cụ quản lý biên tập, xuất bản điện tử.

Nhà báo Đặng Đình Chấn, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Việt Nam hội nhập cho rằng, với đề xuất không cấp thẻ nhà báo đối với những người làm việc tại tạp chí khoa học có thể dẫn đến hệ quả tiêu cực, đặc biệt là trong việc tiếp cận thông tin từ các cơ quan quản lý chuyên ngành.

"Hiện nay, các nhà báo làm việc tại tạp chí khoa học vẫn tham gia vào quá trình thu thập, xử lý thông tin và có nhiệm vụ truyền tải tri thức đến công chúng. Việc không cấp thẻ nhà báo có thể gây khó khăn cho họ trong quá trình tác nghiệp. Vì vậy, cần có sự phân loại rõ các tạp chí khoa học để từ đó giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước giám sát, quản lý chặt chẽ hơn. Đối với các Trường/Viện hoặc các hội đặc thù như cơ khí, vật liệu... thì các tạp chí ở các đơn vị này hoàn toàn mang tính chuyên môn phục vụ cho hoạt động khoa học của các đơn vị nên có thể không cần tới việc cấp thẻ nhà báo. Còn đối với các tạp chí khoa học cần đến yếu tố xã hội cho các hoạt động chuyên môn của mình nên duy trì quy định cấp thẻ nhà báo. Nếu có điều chỉnh, chỉ nên giới hạn phạm vi tác nghiệp phù hợp với chức năng của họ, thay vì loại bỏ hoàn toàn quyền được cấp thẻ” - Nhà báo Đặng Đình Chấn nêu ý kiến.

(Theo Hà nội mới)

Tags Luật báo chí nhà báo phóng viên Hà Nội Yên Bái

Các tin khác
Các đại biểu biểu quyết thông qua nghị quyết.

Thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, các địa phương Thái Nguyên, Đà Nẵng, Đồng Nai đang tích cực nghiên cứu, xem xét, lấy ý kiến người dân để triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thủy

Cử tri và nhân dân ủng hộ cao chủ trương miễn học phí cho học sinh, song còn lo lắng và bức xúc về sữa giả, thuốc giả, thực phẩm kém chất lượng.

Ngày càng có nhiều ngôi nhà được khởi công, hoàn thành, bàn giao cho người dân đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của chính quyền địa phương trong việc cải thiện điều kiện sống cho các hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách.

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, với phương châm “Không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”; mặc dù là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế còn khó khăn, song Yên Bái luôn đặc biệt quan tâm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tại phiên họp.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2025, mức chi ngân sách Nhà nước sẽ tăng lên, riêng mức chi trả cho cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, nghỉ hưu khi thực hiện tinh giản bộ máy khoảng 170.000 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục