Nông dân Trạm Tấu với mục tiêu xoá đói giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/9/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái với 12 xã, thị trấn, trên 80% là đồng bào Mông, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn. Người dân còn hạn chế về trình độ học vấn nên hướng nông dân tới nền sản xuất hàng hoá, trong đó chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và phát triển kinh tế, phá vỡ tập quán canh tác lạc hậu, nâng cao trình độ sản xuất cho đồng bào là quyết tâm của Ban chấp hành nông dân huyện Trạm Tấu.

Kinh tế đồi rừng góp phần tăng thu nhập cho các gia đình hội viên.
Kinh tế đồi rừng góp phần tăng thu nhập cho các gia đình hội viên.

Ông Nguyễn Văn Khả - Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: Toàn huyện có 2.585 hội viên sinh hoạt tại 75 chi hội nông dân. Hầu hết các thôn, bản đều có chi hội nông dân, việc đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, xây dựng các làng, bản văn hoá được triển khai đến tất cả các chi hội trong toàn huyện. Song với đặc thù của một huyện vùng cao, giao thông cách trở, khí hậu khắc nghiệt, phương thức canh tác manh mún lạc hậu tự cung tự cấp nên đời sống của các hội viên vẫn gặp nhiều khó khăn.

 

Một số nơi xa trung tâm huyện, xã việc đưa giống, vốn tới chậm, gieo trồng không đúng kỹ thuật, thiếu phân bón làm năng suất cây trồng không như mong muốn. Cây lúa, cây ngô tra trên nương hay gieo cấy dưới ruộng chỉ làm cỏ xới xáo chờ ngày cho thu hạt chứ chưa có thói quen đầu tư chăm sóc bón phân, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như nông dân vùng thấp nên 800 ha lúa nước năng suất bình quân chỉ đạt trên 30 tạ/ha; 1.500 ha lúa nương và hơn 400 ha ngô, sắn, cây mầu khác năng suất trung bình đạt rất thấp, 5 đến 6 tạ/ha. Người Mông ở Trạm Tấu cần cù chịu khó, tiềm năng của đất của người là rất lớn thế nhưng vẫn còn tới gần 70% số hộ nghèo là hội viên các chi hội.

 

Tập hợp, thu hút nông dân vào tổ chức hội chính là con đường ngắn nhất và là cơ hội tốt nhất giúp nông dân có nhiều hơn cơ hội tiếp cận với KHKT, nhất là có thêm các điều kiện để giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Giúp nhau bằng yến thóc, yến gạo lúc khó khăn, bằng giống cây giống con, bằng đồng tiền vốn vay ưu đãi của Nhà nước dành cho hộ nghèo phát triển kinh tế, hay phổ biến nhất là giúp ngày công cấy hái...

 

Cũng từ đây đồng bào đã dần quen với cách trồng cấy theo lịch thời vụ, cách chăm bón theo kỹ thuật. Bên cạch việc tăng cường mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, năm 2006, Hội nông dân huyện còn phối hợp với Trạm Khuyến nông xây dựng một số mô hình về giống lúa mới năng suất cao có đầu tư phân bón theo đúng kỹ thuật, xây dựng mô hình trồng cây đậu tương, chăn nuôi trâu bò tại một số chi hội có tiềm năng về đồng cỏ tự nhiên. Chí tính riêng từ năm 2006 đến nay, Hội đã thông qua tín chấp qua các kênh cho vay với 2.526 lượt hộ là những gia đình khó khăn của các chi hội với số tiền  5,3 tỷ đồng giúp các hộ có điều kiện phát triển các mô hình kinh tế, vươn lên xoá đói giảm nghèo.

 

Để giúp hội viên tiếp cận với các mô hình phát triển kinh tế mới, Ban chấp hành Hội Nong dân huyện đã chọn các hội viên tiêu biểu tại các chi hội đi tham quan và học tập mô hình nuôi nhím tại tỉnh Sơn La. Bằng hình thức hỗ trợ một nửa về giống, làm chuồng, 3 chi hội Hát Lừu, Bản Công và thị trấn Trạm Tấu được chọn để triển khai thí điểm mô hình nuôi nhím này. Đến nay, sau 3 tháng thử nghiệm mô hình nuôi nhím đã cho hiệu quả và đem lại thu nhập cho các gia đình hội viên. Hiện nay mô hình này đang được triển khai và nhân rộng ra các chi hội khác, nông dân các chi hội đã dần tiếp cận được với kiến thức KHKT trong chăn nuôi, trồng cấy.

 

Trước đây, người dân chỉ quen với việc chặt phá rừng để tra lúa thả ngô thì nay tập quán canh tác đã từng bước thay đổi trong nhận thức của người dân. Các chi hội đã đẩy mạnh bảo vệ tốt diện tích rừng đầu nguồn, rừng khoanh nuôi tái sinh, trồng mới hàng trăm ha thông lấy nhựa theo dự án bảo vệ môi trường do SEF tài trợ, đồng thời xây dựng các mô hình kinh tế vườn rừng tổng hợp tại các chi hội, khuyến khích các phong trào phát triển kinh tế trong từng hội viên. Cách làm này đã giúp Hội Nông dân huyện Trạm Tấu triển khai có kết quả mục tiêu xoá nghèo một cách bền vững.

 

 Thanh Tân

Các tin khác
Vui quá, Trung thu! (Ảnh: Anh Dũng)

YBĐT - Độ tuần nay, cậu bé Tráng A Vánh háo hức nhiều sau mỗi chiều học trở về ngôi nhà Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Yên Bái. Các anh Tráng A Tống, Tráng A Mao, Tráng A Tu của Vánh và cả các bạn khác cũng vậy. Vánh đã thấy dọc đường đi học về những chiếc đèn lồng đo đỏ phơi sắc sặc sỡ ở các cửa hàng, những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh, những đồ chơi bày biện dọc con phố…

YBĐT - Đêm 23/9, Báo Yên Bái đã tổ chức vui trung thu 2007 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con em của cán bộ công chức cơ quan.

Dành tặng sự quan tâm cho trẻ.

YBĐT - Ở nước ta, mùa thu đã đi vào lịch sử dân tộc với sự kiện trọng đại: Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2 - 9. Nhưng với thiếu nhi Việt Nam, ngoài những sự kiện trên, mùa thu còn gắn liền với Tết Trung thu.

Chương trình 134 hỗ trợ tấm lợp làm nhà cho đồng bào Mông Trạm Tấu.

YBĐT - Năm 2007, tổng vốn được giao hỗ trợ cho các hộ đặc biệt khó khăn ở Trạm Tấu (Yên Bái) theo chương trình 134 là 6 tỷ 462 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục