Yên Bái: Cần thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch cúm gia cầm
- Cập nhật: Thứ hai, 3/3/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Tới thời điểm này cả nước đã có 9 tỉnh tái phát dịch cúm gia cầm đó là Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Dương, Tuyên Quang, Ninh Bình, Vĩnh Long và mới đây ngày 2/3 trên bản đồ dịch cúm đã xuất hiện thêm hai tỉnh tỉnh Hà Nam, Phú Thọ. Phú Thọ và Tuyên Quang là hai tỉnh giáp với Yên Bái đã phát dịch, tuy nhiên công tác phòng chống dịch ở Yên Bái triển khai còn rất chậm, người dân còn chủ quan.
Vịt thả đồng ở Trấn Yên.
|
Hiện nay công tác phòng dịch đang được triển khai tại tất cả các địa phương bằng các biện pháp phun tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại, kiểm soát giết mổ... tuy nhiên vì phải tập trung khắc phục hậu quả đợt rét hại vừa qua mà công tác phòng chống dịch cúm gia cầm có phầm chậm, lơ là.
Ông Bùi Hoàng Thạch - Trạm trưởng Trạm thú y huyện Yên Bình cho biết, Trạm đã xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin cúm gia cầm, còn kế hoạch phòng chống khi có dịch xảy ra hiện mới đang xây dựng. Ông Thạch cho rằng, nhiều năm nay công tác tuyên truyền phòng chống dịch cúm gia cầm đã tạo cho các địa phương một nền nếp ổn định, ban chỉ đạo dịch đã có, hàng năm chỉ kiện toàn lại, và các biện pháp thực hiện vẫn như mọi năm. Tuy nhiên, ở một xã các thành viên trong ban chỉ đạo phải kiêm nghiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau, nếu không có kế hoạch cụ thể hàng năm, sự đôn đốc chỉ đạo thường xuyên thì công tác phòng dịch sẽ bị lơ là kém hiệu quả.
Sau tết Nguyên đán một lượng lớn gia cầm đã được tiêu thụ. Hiện nay đa số người dân đang gây dựng lại đàn gia cầm, nhu cầu về trứng, con giống đang tăng mạnh, tuy nhiện các biện pháp kiểm dịch hầu như không được thực hiện.
Thực tế năm 2005 là một ví dụ điển hình cho nguyên nhân phát dịch cúm gia cầm. Tại xã Đại Minh huyện Yên Bình năm 2005 đã phát dịch tại một hộ dân, nguyên nhân do hộ dân này đã mua trứng từ tỉnh ngoài về ấp, trứng không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch, người dân cũng không ý thức được rằng trong trứng đã tiểm ẩn vi rút cúm H5N1.
Sự lơ là, chủ quan trước dịch cúm của người dân là vấn đề khó khăn trong công tác phòng chống dịch. Trấn Yên là huyện có số gia cầm không nhiều, tuy nhiên cách chăn nuôi là là vấn đề đáng lo ngại. Gia đình anh chị Nguyễn Văn Khánh, xã Đào Thịnh có trên 100 con vịt, do chăn nuôi theo cách lấy trứng là sản phẩm chính, vì thế cách chăn nuôi chủ yếu là thả đồng. Chị Khánh cho rằng thả vịt đuổi đồng thì năng suất đẻ trứng của đàn vịt mới cao, không sợ lây nhiễm cúm gia cầm do đàn vịt đã đựơc tiêm phòng đầy đủ.
Một trong những biện pháp hiệu quả ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm từ các tỉnh khác vào là thành lập các chốt kiểm dịch, tuy nhiên hiện nay cả ba chốt quan trọng trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ đặt tại Cẩm Nhân, Đại Minh và km 18+200 Yên Bình hiện vẫn đang đóng cửa.
Chi cục thú y tỉnh cho biết, hiện nay UBND tỉnh vẫn chưa có quyết định thành lập các chốt này, do đó các địa phương vẫn chưa có kinh phí để tổ chức hoạt động. Tuyên Quang và Phú Thọ là hai tỉnh giáp với Yên Bái đã phát dịch, vì thế các ngành chức năng cần khẩn trương triển khai các biện pháp phòng dịch.
Vấn đề cấp bách hiện nay là phải khẩn trương đưa các chốt kiệm dịch quan trọng tại Cẩm Nhân, Đại Minh, km18+200 Yên Bình vào hoạt động để kiểm soát việc vận chuyển gia cầm vào tỉnh.
Anh Dũng
Các tin khác
YBĐT - Ngày 3/3, tại Quảng trường 19/8, Thành uỷ, UBND, Hội đồng nghĩa vụ quân sự của thành phố Yên Bái (Yên Bái) tổ chức lễ giao nhận quân đợt I năm 2008.
YBĐT - Đào tạo nghề gắn với xuất khẩu lao động (XKLĐ) và không hạn chế phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ trên địa bàn tỉnh là những điểm mới được thông qua tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ XKLĐ năm 2008 do Ban chỉ đạo XKLĐ Yên Bái tổ chức vừa qua.
Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận chính thức về việc sản xuất, quản lý và sử dụng vắc-xin Fuenzalida phòng bệnh dại ở người của Bộ Y tế.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, Chính phủ sẽ đề xuất với Quốc hội tăng mức phạt vi phạm giao thông ở các thành phố trực thuộc Trung ương lên gấp 2 lần so với các địa phương khác.