Văn Yên: Chủ động khắc phục hậu quả mưa lũ

  • Cập nhật: Thứ bảy, 27/9/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Do chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bão lũ sớm, kiên quyết trong chỉ đạo, điều hành, huyện Văn Yên đã di dời sớm các hộ dân trong vùng nguy hiểm, dễ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Sạt lở ta luy âm gây hư hỏng nền và mặt đường trên tuyến Mậu A-Tân Nguyên.
Sạt lở ta luy âm gây hư hỏng nền và mặt đường trên tuyến Mậu A-Tân Nguyên.

Tại xã Đông Cuông, Phó chủ tịch UBND xã Trần Văn Hạnh cho biết, tới sáng ngày 27.9, xã đã di rời 2 hộ trong vùng dễ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tới nơi an toàn. Trong đó, có gia đình ông Cầm Văn Kim, có con là liệt sỹ. Tổng số hộ trong diện di rời của xã là 16 hộ, tập trung ở các thôn: Gốc Quân, Khe Trám, Đông Hà.

Ngòi A là xã chịu nhiều ảnh hưởng của đợt mưa kéo dài đêm 26 và sáng ngày 27.9. Thống kê của Thường trực Ban chỉ huy PCLB xã, tới chiều ngày 27.9, đã có 4 nhà bị sạt lở taluy, do chủ động sơ tán, nên không xảy ra thiệt hại về người. Ngay trong sáng nay, lực lượng dân quân, công an xã đã tiến hành di rời thêm 5 hộ có nhà dưới chân Bãi Sạt, tới nơi an toàn.

Có mặt tại xã An Bình, Chủ tịch UBND xã Trần Hiệp Sỹ vừa từ thôn Khe Trang về thường trực tại tổ chỉ huy tiền phương đặt tại UBND xã đã cho chúng tôi biết: "Tới 16h chiều ngày 26.9, đã di rời xong 10 hộ trong vùng nguy cơ lũ quét, sập đất ở các thôn Khe Trang, Khe Ly, Khe Măng; 4 hộ trong vùng nguy cơ ngập lụt ở 4 dọc sông Hồng, thôn Trái Hút".

Thống kê mới nhất của Thường trực Ban chỉ huy PCLB-TCKN huyện Văn Yên cho biết, đã có 72,6 ha lúa và hoa màu bị nước lũ tràn qua. Trong đó, lúa mùa 59 ha, tại các xã Yên Thái, Yên Hưng, Ngòi A, thị trấn Mậu A; ngô và cây màu 13,6 ha tại các xã Tân Hợp, Ngòi A, Yên Hợp. Diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại, ảnh hưởng không lớn so với cơn bão số 4, nhưng hầu hết diện tích bị ngập nước là láu mùa vừa qua kỳ phơi màu, đang vào chắc hạt và ngô cấy lại trên đất ngập nước sau cơn bão trước.

Hệ thống kênh mương thủy lợi vừa được khôi phục tạm sau cơn bão số 4 tiếp tục bị ảnh hưởng nặng. Mưa lũ đã cuốn trôi phai tạm ở xã Ngòi A và Yên Thái. Trên 2.400 m3 đất đá đã vùi lấp kênh mương thủy lợi ở An Bình, Đông An. Công trình thủy lợi Ngòi Lẫm, xã Đông Cuông, chưa khắc phục xong sau cơn bão số 4 đã bị cát vùi lấp hoàn toàn, cửa cống bị vô hiệu hoá, lòng suối biến dạng.

Tuy chưa có thiệt hại về người, thiệt hại lớn về sản xuất, nhưng những trận mưa to, kéo dài, đêm 26, sáng ngày 27.9 đã làm sạt lở, ách tắc giao thông nhiều tuyến đường ở Văn Yên.

Quan sát của chúng tôi trên tỉnh lộ Mậu A-Tân Nguyên (đoạn từ Km0 - Km8, địa phận huyện Văn Yên), ngay trong sáng nay, đã có 12 vị trí bị sạt lở ta luy, nhiều vị trí sạt lở ta nghiêm trọng, khối lượng ước tính trên 4.500 m3. Nghiêm trọng nhất, tại lý trình Km8+800, thuộc địa phận xã Ngòi A, đất đá từ trên núi trượt xuống, vùi lấp trên 100m mặt đường, phá hỏng khoảng 50 m hộ lan, giao thông trên tuyến ách tắc hoàn toàn. Nhiều vị trí khác, ta luy âm sụt lở, làm mất 1/3 nền và mặt đường, rất nguy hiểm.

Trên tuyến Yên Bái-Khe Sang, đoạn qua thôn Cầu A, xã Mậu Đông, ta luy dương sụt lở vùi lấp gần hết mặt đường, làm ách tắc giao thông trong gần 1h đồng hồ. Tuyến đường Phong Dụ Thượng vừa được thông tuyến sau cơn bão số 4, nhiều vị trí sụt lở ta luy dương, mưa lũ đã cuốn trôi cầu tạm trên tuyến, giao thông bị đình trệ.

Nhân dân xã Mậu Đông tham gia khắc phục sạt lở trên tuyến Yên Bái-Khe Sang.

Đáng ghi nhận, là công tác chỉ đạo điều hành và phối hợp khắc phục hậu quả thiên tai đã được các cấp, các ngành, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ hiệu quả. Nhiều vị trí sạt lở, gây ách tắc giao thông trên tỉnh lộ Yên Bái-Khe Sang, Mậu A-Tân Nguyên đã được xử lý, bảo đảm giao thông thông suốt trở lại nhờ huy động lực lượng tại chỗ.

Hiện nay, nước trên các con suối lớn và sông Hồng (địa phận Văn Yên) đã rút, mưa đã ngưng. Chỉ đạo của ban chỉ huy PCLB-TKCN huyện là không chủ quan, tiếp tục ứng trực, chủ động và sẵn sàng khắc phục khi có sự cố xảy ra.

Q.K-V.T

Các tin khác
Nước lũ ngập đến nóc nhà và thiết bị xe máy của Công ty TNHH xây dựng Thành Dương.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 6, nhiều địa phương của các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang bị thiệt hại nặng nề về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân

Chợ Bến Lăn (Tân Lĩnh) đã biến thành biển nước.

YBĐT - Sau gần 2 ngày mưa rả rích, bất ngờ từ trưa ngày 26 đến rạng sáng ngày 27/9/2008, trên toàn địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa lớn, lượng mưa lên đến khoảng 300mm. Nước dâng rất nhanh trong đêm gây ách tắc một số tuyến đường giao thông, sập một số nhà cửa và gây ngập cục bộ ở các địa phương trong huyện...

Những ngày qua, trên địa bàn huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã có mưa, lượng mưa lớn nhất đo tại xã Tân Đồng là 150mm, lúc 6 giờ sáng ngày 27/9, mức nước sông Hồng ở Trấn Yên lên gần mức báo động 2 là 30,6m.

Bộ Y tế vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách để tăng cường công tác quản lý liên quan đến mặt hàng sữa và các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu sữa trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục