Ở một ngôi trường “Theo chân Bác”

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/9/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Phải nói rằng việc đổi mới phương pháp dạy học, dạy bằng nhiều hình thức đã tác động mạnh mẽ đến tư duy học sinh, giúp các em tiếp cận được nhiều hơn môn học cần thiết và hữu ích đối với mỗi công dân của nước Việt Nam.

Cuộc thi “Theo chân Bác” trên sóng phát thanh - truyền hình Yên Bái diễn ra trong bầu không khí sôi động và cũng không kém phần hấp dẫn. Bao nhiêu câu hỏi, nhiều tình huống các giám khảo đặt ra cho thí sinh đòi hỏi phải am hiểu lịch sử Việt Nam và cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bình tĩnh, tự tin, ba học sinh trong đội tuyển của Trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ lần lượt vượt qua từng câu hỏi để về đích với giải Nhì.

Có được thành tích này là kết quả sự dày công học tập và rèn luyện không chỉ của các cá nhân dự thi mà còn là cả tập thể giáo viên, học sinh. Thầy giáo Hoàng Văn Trường – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Cuộc thi này chỉ là một trong nhiều cuộc thi tìm hiểu về Bác Hồ mà thầy cô giáo và học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ tham gia. Đây cũng là hành động cụ thể thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 

Từ việc học tập đã có những chuyển biến tích cực trong thầy cô giáo, học sinh về nhận thức tư tưởng; ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; có trách nhiệm với tập thể, với cộng đồng và giữ gìn đoàn kết, kỷ luật”. Cũng chính học tập và làm theo lời Bác dạy: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích mới là dân ngoan” mà nhà trường gần đây đã rất chú trọng đến việc dạy và học môn lịch sử.

Một kết quả thật bất ngờ, trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia niên học 2007 – 2008 đã có 2/3 giải học sinh nhà trường giành được lại là môn học này. Cô giáo Nguyễn Thị Diệu Thuý vinh dự là người trực tiếp giảng dạy 2 học sinh đó.

Không chỉ học sinh, cô giáo thạc sỹ lịch sử Nguyễn Thị Nhung tại cuộc thi kể chuyện về Bác Hồ lần lượt đạt giải nhì cấp thành phố Yên Bái và giải khuyến khích cấp tỉnh. Câu chuyện của cô bắt đầu từ xuất xứ của lời Bác Hồ dạy thanh niên “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí cũng làm nên”. Rồi cuộc thi tìm hiểu về “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại”, “Tự hào truyền thống quê hương Yên Bái” thầy và trò nhà trường đều tham gia không chỉ với số lượng bài cao nhất mà còn là ý thức, trách nhiệm.

Dịp kỷ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26–3, nhà trường sáng tạo tổ chức sân chơi “Rung chuông vàng”. Gắn với hình thức vui chơi là nội dung tìm hiểu về tư tưởng, thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đã có 160 học sinh được lựa chọn từ các đội của 32 lớp tham gia.

Phải nói rằng việc đổi mới phương pháp dạy học, dạy bằng nhiều hình thức đã tác động mạnh mẽ đến tư duy học sinh, giúp các em tiếp cận được nhiều hơn môn học cần thiết và hữu ích đối với mỗi công dân của nước Việt Nam. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ còn đặt ra mục tiêu: Đẩy mạnh phong trào thi đua Hai tốt, nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Thực hiện tốt cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” do Bộ Giáo dục - Đào tạo phát động, đa số cán bộ, đảng viên nhà trường đã thể hiện rõ tính tiên phong, gương mẫu trong thực thi nhiệm vụ được giao: lên lớp đúng giờ, bảo đảm chương trình giảng dạy, nhiệt tình tham gia hội giảng các cấp, bồi dưỡng học sinh giỏi… Còn học sinh phải thực hiện tốt nội quy nhà trường, chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội.

Chú ý xây dựng một nhà trường “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” mà 3 năm trở lại đây Trường THPT Nguyễn Huệ luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc và trở thành lá cờ đầu của giáo dục phổ thông trung học.

Năm học 2007 – 2008, trong tổng số 1.420 học sinh đã có 22 học sinh xếp loại học lực giỏi, 713 xếp loại khá và trên 1.200 học sinh xếp loại đạo đức tốt. Kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt trên 98% và đã có trên 60% số học sinh này thi đỗ vào các trường đại học. Đội ngũ giáo viên cũng có đến 14 giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi qua các kỳ hội giảng, trong đó có 7 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì và được ngành Giáo dục - Đào tạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia.

Một năm học mới bắt đầu, ngôi trường mang tên người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ lại bước vào mùa thi đua mới và tiếp tục thực hiện cuộc vận động lớn “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chuông vàng lại rung lên hoà cùng với tiếng trống trường, thúc giục thầy trò nhà trường “Theo chân Bác” bước những bước vững chắc trong phong trào dạy tốt, học tốt.

Thế Quynh

Các tin khác

Tổng lượng mưa đo được tính đến 4h sáng nay do bão số 7 gây ra ở một số nơi: đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 211mm, TP. Đà Nẵng 112mm, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 188mm, đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) 261mm, TP. Đồng Hới 102mm.....bão số 7 cũng gây ra gió mạnh cấp 7, giật cấp 8 ở đảo Bạch Long Vĩ; cấp 5, giật cấp 7 ở đảo Hòn Ngư (Nghệ An); cấp 6, giật cấp 8 ở Kỳ Anh (HàTĩnh); Cấp 8 giật cấp 10 ở đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)...

Chậm nhất trong ngày 30/9, Bộ Y tế sẽ ban hành Quy trình tạm thời về phương pháp định tính melamine có trong nguyên liệu sữa và sản phẩm sữa. Nếu áp dụng phương pháp này, chỉ sau 2 ngày là sẽ có kết quả kiểm định chất Melamine trong sữa, thay vì 5 - 7 ngày như trước.

Bộ LĐTB-XH vừa ban hành Thông tư số 18/2008 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 12/2003 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP năm 2002 của Chính phủ về tiền lương. Theo đó, bắt đầu từ 1-10 tới, việc xét nâng lương đối với cán bộ, công chức, người lao động sẽ thực hiện theo quy định mới.

Lũ lớn gây ngập lụt ở nhiều địa phương phía Bắc

Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư cho biết, tính đến trưa 29/9, ước tính tổng thiệt hại do bão số 6 gây ra đối với các tỉnh miền núi phía Bắc đã vượt qua con số 2.000 tỷ đồng. Mưa lũ cũng làm 41 người chết, 5 người mất tích và 61 người bị thương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục