Trường Chính trị tỉnh Yên Bái: Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/10/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm lý luận toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng XHCN. Cùng với Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và nhân dân ta.

Với vai trò và ý nghĩa to lớn đó, việc giảng dạy, giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân là một việc làm hết sức quan trọng, cấp thiết được Đảng ta rất quan tâm. Từ năm 1993 đến nay, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một môn học chiếm vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo, giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt từ khi có Chỉ thị 23-CT/TW (khoá IX) 27/3/2003 của Ban Bí thư Trung ương về "Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới".

Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 23CT-TW của Ban Bí thư Trung ương, Trường Chính trị tỉnh đã tổ chức được 24 lớp với trên 1700 lượt cán bộ các cấp, các ngành, đoàn thể của tỉnh và 12 lớp với 858 lượt học viên là cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn trong tỉnh học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức và tham gia nhiều hình thức khác như: tham gia thi báo cáo viên giỏi về Tư tưởng Hồ Chí Minh; thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tổ chức cho nhiều lớp đi nghiên cứu, học tập thực tế, tham quan những địa danh lịch sử gắn với thân thế và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, căn cứ cách mạng Tân Trào, thủ đô kháng chiến Định Hoá (Thái Nguyên). Qua đó đội ngũ cán bộ cơ sở đã nắm vững hơn và nhận thức sâu sắc về giá trị của tư tưởng của Người.

Từ đó góp phần tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ, tự giác của mỗi học viên là những cán bộ chủ chốt, cốt cán ở các cơ sở trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng theo gương Bác Hồ vĩ đại, đẩy lùi suy thoái đạo đức, lối sống không lành mạnh, góp phần quan trọng trong việc giáo dục nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố hệ thống chính trị, giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở.

Trong quá trình giảng dạy nhà trường đã chủ động vận dụng sáng tạo nội dung, đổi mới hình thức phương pháp tuyên truyền, giáo dục, giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh theo phương châm: lý luận gắn với thực tiễn, nhận thức đi đôi với hành động; lời nói đi đôi với việc làm. Phó giám đốc Trường Chính trị tỉnh Hà Văn Định cho biết: "Trong 8 chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn trong giảng dạy, chúng tôi chủ động xác định những nội dung trọng tâm cơ bản trong từng bài giảng để kết hợp gắn những nội dung, chủ trương, nghị quyết, chương trình hành động của Đảng bộ tỉnh đến đội ngũ cán bộ cơ sở.  Như chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản, chúng tôi gắn với việc xây dựng chi, Đảng bộ cơ sở trong sạch vững mạnh, xây dựng tư cách đạo đức của người đảng viên theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm để bên cạnh việc học viên vừa nắm vững những kiến thức cơ bản trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản, về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch vững mạng vừa có điều kiện kiểm tra việc thực hiện, học tập, vận dụng tư tưởng của Người đối với bản thân và cơ sở.

Hoặc bài tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đây là một nội dung có vị trí và tầm quan trọng hết sức đặc biệt, nếu cứ giảng dạy như trong giáo trình thì chưa phản ánh hết được những nội dung quan trọng và những vấn đề trong thực tiễn đặt ra hiện nay. Do đó chúng tôi đã chủ động tăng thời lượng của bài giảng từ 4 tiết lên 8 tiết để vừa làm cho người học nắm được những nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Người, vừa kết hợp gắn nội dung cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và chương trình hành động của tỉnh trực tiếp đến đội ngũ cán bộ, đảng viên cốt cán ở cơ sở, để họ có đủ khả năng nắm bắt và truyền đạt, kiểm tra việc thực hiện những nội dung trên đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân tại cơ sở mình...".

Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm hướng tới sự năng động, tích cực, chủ động sáng tạo cho người học, nhà trường đã cử những giáo viên có kinh nghiệm đi tập huấn phương pháp  giảng dạy tích cực tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và bước đầu đã đưa phương pháp giảng dạy tích cực vào giảng dạy. Ngoài sách báo, giáo trình là phương tiện phổ biến trong giảng dạy thì nhà trường còn sưu tầm những tác phẩm phục vụ cho việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh như Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Hồ Chí Minh toàn tập, các tập bài giảng về tư tưởng Hồ Chí Minh, các công trình khoa học, các bài báo bài viết, những thước phim tư liệu về tư tưởng cuộc đời thân thế sự nghiệp của Người… làm phong phú hình thức giảng dạy.

Từ việc học tập và làm theo tư tưởng của Bác "học đi đôi với hành" "lý luận gắn liền với thực tế", năm 2007 nhà trường đã cử 23 giáo viên xuống các xã vùng sâu, vùng xa của các huyện Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên thực hiện ba cùng với dân. Qua đó, giáo viên đã nắm rất chắc thực tiễn cơ sở để có thể hiểu được những nhu cầu của người học mà biết được mình cần giảng như thế nào để bài giảng có sức thuyết phục, sinh động.

Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả trong giáo dục, giảng dạy, tuyên truyền Tư tưởng Hồ Chí Minh của Trường Chính trị tỉnh đã góp phần làm  cho tư tưởng của Người đi sâu vào tình cảm, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh, từ đó có thái độ đúng đắn trong học tập, lao động, công tác và trong cuộc sống.

P.V

Các tin khác
Tuổi trẻ Yên Bái xung kích tình nguyện giúp nhân dân khắc phục sau bão lũ.
Ảnh:
Phương Linh

YBĐT - Tại Hội nghị “Tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên các dân tộc khu vực miền núi phía Bắc” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp Ban Chỉ đạo Tây Bắc tổ chức tại Sơn La ngày 14/10/2008, tỉnh Yên Bái có 2 cơ sở Đoàn xuất sắc và 3 gương thanh niên dân tộc “Sống đẹp - làm kinh tế giỏi” được khen thưởng và tuyên dương trong “Đêm hội Sắc màu tuổi trẻ - Sắc màu đoàn kết”.

YBĐT - Anh Hoàng Ngọc Hải, công nhân Chi nhánh điện lực Yên Bái bị mắc bệnh suy thận từ năm 2003, hàng tuần phải về Bệnh viện Bạch Mai chạy thận nhân tạo, chi phí chữa bệnh vượt quá khả năng chi trả của gia đình nên hoàn cảnh gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh gia đình anh Hải, Công đoàn Chi nhánh điện Lục Yên đề nghị chuyên môn bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, anh em trong đơn vị cùng chia sẻ, gánh vác công việc thay anh Hải trong thời gian đi chữa bệnh, đồng thời vận động đoàn viên công đoàn trong đơn vị quyên góp, ủng hộ mỗi người một ngày lương giúp đỡ gia đình anh.

YBĐT - Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên hiện có 15.555 hội viên và là một lực lượng đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hoá xã hội của địa phương. Tuy nhiên là huyện vùng thấp, kinh tế chậm phát triển, cách thức làm ăn còn nhỏ lẻ, manh mún chậm đổi mới nên đời sống của nhân dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn.

Lớp 5, Trường PTCS Mồ Dề do cô giáo Hoàng Thị Thắng dạy môn toán có 19 học sinh thì vắng tới 10 em lý do ở nhà giúp bố mẹ làm mùa.

YBĐT - Toàn huyện Mù Cang Chải có 31 trường học (trong đó 1 trung tâm giáo dục thường xuyên) với 552 lớp, 14.452 học sinh các cấp và trên 830 cán bộ giáo viên. Năm 2001 huyện hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, năm 2007 hoàn thành phổ cập giáo dục THCS. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì chất lượng giáo dục của huyện Mù Cang Chải vẫn còn nhiều điều rất băn khoăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục