Ăn tết và chơi tết

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/1/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT-Mỗi khi tết đến xuân về chúng ta lại có hai mối quan tâm: Ăn tết và chơi tết. Đói thèm ăn, no thèm chơi lẽ thường là vậy. Nhưng có điều ăn tết và chơi tết trong thời "kinh tế thị trường" thì mỗi nhà mỗi cách và có nhiều điều khác xưa.

Du xuân trên hồ Minh Quân.
Du xuân trên hồ Minh Quân.

Dù đã thoát ly công tác gần 20 năm rồi, nhưng hình bóng miền quê, nhất là tết ở quê thời niên thiếu cứ hiện hĩu trong tôi. Hàng năm cứ bắt đầu vào cữ rét đậm , thường là dịp nôen là chúng tôi bắt đầu mong tết. Mong tết đến để được bố mẹ sắm cho bộ quần áo mới, một đôi dép mới; để được xem bố mổ lợn và đến đêm ngày 29 tết thức dậy từ lúc gà gáy chầu trực để được bóc cái bánh chưng ăn còn bốc khói, gần trưa được ăn cái đuôi lợn có cái lạt buộc cong lại được nhấc ra từ nồi luộc lòng sôi sùng sục trên bếp củi.

Bữa cơm ngon nhất của đại gia đình là bữa cơm trưa ngày ba mươi tết. Nó ngon đến mức ngồi ăn bữa trưa ba mươi tết năm này vẫn kể vanh vách các món ăn của bữa trưa ba mươi tết năm trước. Mà thực ra đâu có cao lương mỹ vị gì: Mỗi mâm một đĩa lòng luộc, một bát tiết canh, một đĩa thịt ba chỉ luộc, một bát con thịt rang, một bát canh nước xáo, một tấm bánh chứng vừa vớt từ nồi...

Đấy là chuyện ăn, còn cái sự chơi cũng còn sơ khoáng bình dị lắm. Người lớn thì mua một cây quất hoặc một cành đào ta, loại đào nhiều lá ít hoa của nông thôn miền Trung du. Ngày ấy đâu có đào lai, đào thế, đào Nhật Tân như bây giờ! Trẻ con thì mua một bánh pháo tép, tháo rời ra đốt dần hàng tuần, hàng tháng; lúc giao thừa thì  đốt mấy quả pháo đùng, rồi tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc...

Người máu văn nghệ thì ba ngày tết cứ cặp kè bên cái đài bán dẫn. Trò chơi bất cứ ai cũng có thể tham gia là chơi chợ tết, đến chợ để bán hàng tết, mua sắm tết. Chợ ngày ấy chưa bị kinh tế thị trường cạnh tranh, chi phối như bây giờ, con người với con người nhìn nhau, quan hệ với nhau hồn nhiên lắm.  

Sau hơn ba mươi năm đất nước được thống nhất, đặc biệt sau hơn 20 năm đổi mới, giờ đây tuy vẫn còn có những gia đình chưa đủ ăn nhưng nhìn tổng thể thì miếng ăn không còn là nỗi lo canh cánh của người dân trong dịp tết nữa. Những thú chơi truyền thống đâu đó vẫn còn được giữ nguyên, chỉ bớt đi những trò chơi vừa tốn kém lại có hại như chơi pháo. Nhưng có một thực tế là trẻ em thành phố, thị xã, thị trấn, thậm chí đến cả các vùng thôn quê bây giờ chủ yếu chơi điện tử. Người lớn thì đã có cái ti vi. Các trò tổ tôm, chắn, cờ, sóc đĩa ngày càng nhiều và không còn thuần tuý là trò giải trí mà đã nhuốm mầu thực dụng tiền nong.

Tết bây giờ dường như nhà nào cũng chơi một loại hoa hoặc cây cảnh. Các bậc đại gia bên cạnh cây bích đào uốn thế sù xì hoặc đào phai điệu đà thì còn cành mai vàng phương Nam,  chậu lan quý phái như lan Thanh Ngọc, lan Đại Hoàng...Nhà nghèo ít nhất cũng có một cành đào hoặc cây quất, bó thược dược mua vét chợ. Thanh niên đang yêu thế nào trên bàn cũng có một bình hoa hồng rực rỡ, toả hương. Người có cuộc sống trầm luân thích chơi cúc đại đoá. Người ưa sự dịu dàng, thanh khiết chơi bát thuỷ tiên. Người sính văn học Pháp chơi hoa tuy líp hoặc hoa oải hương. Người có sự tín ngưỡng-cả phật giáo và thiên chúa giáo-thì chơi hoa huệ, hoa lay ơn. Người đang có tư tưởng thăng tiến mạnh thì chơi hướng dương. Người thì lại thích chơi chữ, chơi tranh, người lại thích du lịch đó đây, người lại đi đền, chùa cho lòng thanh tịnh...

Chuyện chơi đã vậy nhưng chuyện ăn giờ cũng không còn là quan trọng nhất, đã xa rồi cái thời mổ lợn tạ tích trữ mỡ, thịt như xưa. Ngày 29-30 tết chợ vẫn bày bán đủ thứ từ "hải-lục-không quân", thậm chí ngay sáng sớm ngày mùng 1 tết là đã có người bán hàng. Nhà cần con gà ư-alô có ngay, mổ sẵn mang đến luôn chỉ việc cho vào nồi. Đồ hộp thì cũng rất nhiều loại phong phú, bạn chỉ cần có tiền bất cứ giờ nào, ngày nào giao hàng tận nhà. 

Việc ăn tết, chơi tết như vậy phản ánh rõ nét sự phát triển của nền kinh tế đất nước ta trong những năm gần đây. Nhưng chỉ tiếc là những chò chơi dân gian, truyền thống, nét văn hoá giờ đang ngày một phai mờ và có phần hơi bị kinh tế thị trường chi phối.

Ngọc Trúc  

Các tin khác
Công an huyện Yên Bình triển khai kế hoạch giữ gìn ANTT.

YBĐT - Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công an về việc mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội cho nhân dân yên vui đón tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009, ngày 16/12/2008, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái chỉ đạo các đơn vị công an toàn tỉnh thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an về mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Sau 5 năm thực hiện Đề án xã điểm, Dế Xu Phình đã 6/6 bản đều có đường giao thông nông thôn đi được xe máy.

YBĐT - Ở xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) cách đây 5 năm đời sống kinh tế, văn hóa, trình độ dân trí của nhân dân còn rất thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu. Đội ngũ cán bộ xã tuy đã được quan tâm đào tạo bồi dưỡng về mọi mặt, song năng lực lãnh đạo quản lý điều hành còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã.

Trẻ em người Mông xã Pá Hu (huyện Trạm Tấu) đã được đến trường học tập.

YBĐT - Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở khu vực miền núi, lại thêm diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, cằn cỗi và trình độ canh tác thấp cùng thiếu vốn sản xuất mà từ lâu đồng bào thiểu số vùng cao có tập quán du canh du cư.

YBĐT - Ngày 12/1/2009, Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phối hợp liên ngành năm 2008, triển khai nhiệm vụ năm 2009. Đồng chí Phạm Thanh Tâm - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ dự Hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục