Dự bị hay công chức?
- Cập nhật: Chủ nhật, 22/2/2009 | 12:00:00 AM
Theo dự thảo, Bộ Nội vụ tham gia vai trò trưởng ban chỉ đạo dự án 1.000 công chức trẻ cho xã phường, thị trấn. TS Vũ Đăng Minh - Vụ Tổng hợp (Bộ Nội vụ) đã trao đổi với báo chí xung quanh chế độ, cơ chế tuyển chọn và đánh giá công chức.
![]() |
T.S Vũ Đăng Minh.
|
Các chức danh công chức quy định rất rõ trong Luật Cán bộ, Công chức vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực vào tháng 1/2010. Vậy những công chức được tuyển chọn trong dự án này có nằm ngoài sự điều chỉnh đó không hoặc có bước đột phá gì mới?
Đây là dự án thí điểm và các bên liên quan có trách nhiệm tư vấn cho T.Ư Đoàn đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan để đưa cán bộ về cơ sở. Đã là thí điểm thì phải khác so với công chức chịu sự chi phối của các luật ban hành.
Tất cả các chính sách cho dự án này nhằm tuyển chọn và chuẩn bị đội dự bị công chức, tập sự làm lãnh đạo; là cơ sở để các cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền xem xét, bổ nhiệm, đề bạt và các vị trí công tác, lãnh đạo cơ sở hoặc cấp cao hơn.
Như vậy đối tượng trong dự án chỉ là dự bị công chức?
Theo tôi, dự án phải chỉnh lại bởi, đã là công chức rồi, phải chịu sự tác động của Luật Cán bộ Công chức. Đây là dự bị làm công chức thôi.
Mục đích của dự án là, sau năm năm, nếu những công chức này đảm bảo được các yêu cầu đề ra thì có thể được bổ nhiệm, đề bạt hay phân công tác. Có thể hiểu đó là đào tạo thí điểm đội ngũ lãnh đạo trẻ hay không?
Mục tiêu đặt ra là tuyển chọn, đào tạo thử thách công chức ở cơ sở. Thông qua kết quả, năng lực triển khai thực tiễn ở cơ sở, sẽ đề nghị cơ quan nhà nước bổ nhiệm, đề bạt để đưa vào cơ quan hành chính nhà nước từ cơ sở đến cấp cao hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả công chức ấy sau năm năm đều được bổ nhiệm.
Phải có sự thống nhất ngay từ đầu về kết quả thực hiện với các công chức này. Nếu anh trưởng thành và làm tốt, được cơ sở chấp nhận thì người ta tuyển dụng. Cơ quan quản lý dự án không thể ép cơ sở nhận công chức này được.
Điều cốt lõi vẫn phụ thuộc vào năng lực thực tế của cán bộ được đưa về cơ sở có đáp ứng được nhu cầu của địa phương hay không, có phù hợp với vị trí công tác không và bản thân có thực sự nỗ lực phấn đấu trong qua trình thực hiện thí điểm hay không. Kết quả của dự án này là xây dựng đội ngũ lãnh đạo thực sự trưởng thành từ cơ sở.
Thưa ông, làm sao đưa được người về làm đúng việc, đúng chuyên môn đào tạo tại cơ sở?
Để dự án khả thi, ban soạn thảo dự án phải đầu tư điều tra, đánh giá kỹ nhu cầu đích thực của địa phương và trên cơ sở đề xuất của địa phương ấy khi xây dựng dự án. Lúc đó, địa phương mới bố trí được vị trí cho công chức thử nghiệm và họ phát huy được năng lực của mình.
Trong đề án phải nêu được nguyên tắc, cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý dự án với công chức trẻ, với đơn vị nhận công chức trẻ về làm việc.
Dự án cũng nêu việc đánh giá công chức. Vậy ai là người đánh giá kết quả công tác của công chức ấy để đảm bảo tính khách quan?
Đưa ra thời gian đánh giá sáu tháng/lần với công chức là hơi cứng. Nên khoảng thời gian từ ba năm trở lên và căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu công tác của địa phương họ sẽ đánh giá, như vậy sẽ thực tế hơn.
Theo tôi, đơn vị sử dụng cán bộ sẽ đánh giá cán bộ. Cấp ủy, đảng ấy đánh giá thì mới chính xác được. Ban quản lý dự án sẽ không thể chính xác được công việc cụ thể của từng công chức có tốt hay không.
Theo ông, đâu là sự hấp dẫn nhất đối với thanh niên khi tham gia dự án này?
Thanh niên được thể hiện năng lực và bản lĩnh của mình ở cơ sở, có điều kiện thể hiện được tâm huyết những kiến thức được học trong nhà trường và bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ. Cơ chế của dự án giúp họ khẳng định mình từ công việc thực tế. Nếu tôi dưới 25 tuổi, tôi sẽ xung phong tham gia chương trình này.
(Theo TPO)
Các tin khác
![](https://ims.baoyenbai.com.vn/Resize_Image.aspx?ImgWd=375&IptFl=/NewsImg/51708_von.jpg)
Đây là thông tin được Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (NHCSXH) công bố tại cuộc họp thông báo kết quả sau hơn 1 năm triển khai QĐ số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng cho học sinh, sinh viên(HS-SV) nghèo vay học tập ngày 19/2.
![Dân nghèo cần cần câu hơn cần con cá](https://ims.baoyenbai.com.vn/Resize_Image.aspx?ImgWd=375&IptFl=/NewsImg/51698_21-2 du an.jpg)
Điểm mới của chương trình hỗ trợ giảm nghèo cho 61 huyện là phân cấp mạnh cho các xã, huyện. Các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% sẽ tự thấy rõ được trách nhiệm của mình trong việc giảm nghèo nhanh và bền vững. Trung ương và tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc triển khai chương trình. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Kim Ngân đã khẳng định như vậy khi trả lời phỏng của phóng viên báo chí.
Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm hiện nay, dịch sởi đã xuất hiện ở 12 tỉnh, thành: Hà Nội, TPHCM, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Hòa Bình, Quảng Bình, Đồng Nai, Yên Bái, Hà Giang, với hơn 1.200 bệnh nhân mắc sốt phát ban dạng sởi, trong đó có 505 bệnh nhân dương tính với sởi.
![Loại bơ lạc bị nhiễm khuẩn salmonella Typhimurium](https://ims.baoyenbai.com.vn/Resize_Image.aspx?ImgWd=375&IptFl=/NewsImg/51695_21-2 bo lac.jpg)
Ngày 20/2, Bộ Y tế cảnh báo vừa phát hiện một loại thực phẩm nhập khẩu bị nhiễm khuẩn Salmonella Typhimurium (ST) gây nguy hại sức khỏe người tiêu dùng.