Phòng chống bạo lực gia đình: Góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/3/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Từ tháng 1 năm 2008, được Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới khu vực Đông Dương tại Việt Nam tài trợ, Trung tâm Hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc miền núi (SUDECOM) phối hợp với Hội Phụ nữ thành phố Yên Bái triển khai dự án “Hỗ trợ nâng cao kiến thức phòng chống bạo lực gia đình, HIV/AIDS và chăm sóc phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình” tại phường Yên Thịnh và xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Đây là 2 địa phương mà tình trạng bạo lực gia đình diễn ra khá phổ biến và nghiêm trọng nhưng người gây ra bạo hành cũng như nạn nhân không hiểu đó là vi phạm đạo đức, pháp luật. Trong 5 năm (2001 – 2006), đã có 153 vụ ly hôn, trong đó nguyên nhân do bạo lực gia đình chiếm 70% – 80%. Chọn 2 xã này làm mô hình điểm xây dựng dự án để nhân ra diện rộng nên Trung tâm SUDECOM đã phối hợp với ban điều hành dự án các cấp xây dựng kế hoạch cho cả quá trình triển khai và kế hoạch cụ thể thực hiện mục tiêu của dự án.

Sau 1 năm triển khai thực hiện dự án tại 2 đơn vị hưởng lợi đã thu được kết quả đáng khích lệ. Ban điều hành dự án các cấp đã phối hợp tổ chức 18 lớp tập huấn cho 540 lượt người với nội dung: kiến thức giới, bình đẳng giới và bạo lực gia đình, kỹ năng làm việc với nạn nhân của bạo lực gia đình, kỹ năng tư vấn truyền thông; kiến thức phòng chống HIV/AIDS và chăm sóc, chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; tổ chức 6 cuộc truyền thông trực tiếp tại 5 thôn, tổ điểm.

Chị Nguyễn Thị Thiếu - Chủ tịch Hội Phụ nữ, Phó ban điều hành dự án xã Tân Thịnh cho rằng: “Tổ chức tốt các lớp tập huấn kết hợp với hoạt động truyền thông tại cơ sở là cơ hội để đội ngũ cán bộ cấp thôn có thêm kiến thức pháp luật, kỹ năng làm việc, từ đó vận dụng linh hoạt vào công tác hòa giải. Bên cạnh đó, thường xuyên tư vấn, chia sẻ, giúp đỡ các trường hợp nạn nhân bị bạo hành là biện pháp tích cực ngăn ngừa, phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả tại địa bàn”.

 Dự án cũng đã thành lập văn phòng tư vấn tại Trung tâm SUDECOM và 2 nhóm tư vấn tại xã Tân Thịnh, phường Yên Thịnh với 12 thành viên, 10 tình nguyện viên cấp thôn, tổ tham gia nhằm hỗ trợ tinh thần, chia sẻ thông tin về bạo lực gia đình, quyền của phụ nữ và xây dựng kế hoạch an toàn, tư vấn về các thủ tục pháp lý, cung cấp địa chỉ hỗ trợ cho nạn nhân; khám, cấp thuốc cho các nạn nhân bạo lực gia đình thuộc địa bàn dự án. Mặt khác, tổ chức 4 lớp tập huấn kiến thức về giới, bình đẳng giới, quyền phụ nữ và những điều liên quan; tập huấn tìm hiểu về bạo hành gia đình, kỹ năng truyền thông phòng chống bạo hành trong gia đình, phòng chống bạo hành với phụ nữ cho gần 105 lượt cán bộ ban điều hành dự án các cấp, cán bộ tư vấn, tình nguyện viên cấp thôn, tổ.

Đặc biệt, có 2 lớp dành cho nam giới là người có hành vi gây ra bạo lực gia đình. Để điểm chỉ đạo đạt kết quả cao hơn, dự án đã hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực có hoàn cảnh khó khăn nâng cao kiến thức, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa, chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc gia cầm, khởi sự kinh doanh, kỹ năng bán hàng hiệu quả; đã có 20 phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình được hỗ trợ mỗi mô hình 2 triệu đồng gà giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh.

Nhiều chị em đã áp dụng tốt khoa học kỹ thuật và chăn nuôi đạt hiệu quả cao như gia đình chị Đỗ Thị Hoa ở tổ 40, Nguyễn Thị Phúc ở tổ 38 (phường Yên Thịnh); Lê Thị Liên ở thôn Thanh Hùng 1, Hoàng Thị Thúy ở thôn Lương Thịnh 3 (Tân Thịnh)... Thông qua đó giúp cho các hộ có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình, giảm nguy cơ bạo lực do nguyên nhân kinh tế.  

 Bà Lê Thị Hồng Hiệp - Giám đốc Trung tâm SUDECOM nhận định: “Dự án góp phần không nhỏ vào công tác tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình, nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp, các ngành và nhân dân. Qua đó, người dân đã hiểu được tác hại của bạo hành gia đình đối với sự phát triển kinh tế gia đình, sức khỏe, tinh thần và tâm lý con cái. Chị em mạnh dạn, tự tin hơn, khi vợ chồng có mâu thuẫn đã tìm đến cán bộ tư vấn để chia sẻ kinh nghiệm trong việc gìn giữ hạnh phúc gia đình. Khi thực hiện dự án, đã có 341 lượt nạn nhân đến gặp để được tư vấn và giúp đỡ về vật chất, tinh thần và đã tư vấn, hòa giải thành công cho 51 cặp vợ chồng trước đây thường xuyên gây bạo lực gia đình và ly thân trở lại đoàn tụ. Với kết quả đạt được, chúng tôi tiếp tục triển khai giai đoạn II với nhiều nội dung hoạt động thiết thực, góp phần thực hiện có kết quả 4 mục tiêu dự án trong năm 2009 -  2010”.

 Quỳnh Nga 

Các tin khác

YBĐT - Đến thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên hỏi ông Triệu Cấp, không ai là không biết đến. Ông sinh năm 1949 tại xã vùng cao Lâm Thượng, huyện Lục Yên trong một gia đình người dân tộc Tày, mẹ là một nông dân thuần chất mà như ông nói “một chữ bẻ đôi bà cũng không biết”, còn bố ông là một người sớm giác ngộ theo cách mạng từ khi có tổ chức Đảng ở địa phương.

Đây là nội dung chính của Đề án khuyến nông-khuyến lâm-khuyến ngư giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020 do Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng

Ngày 11-3, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Văn phòng Intel Semiconductor Hà Nội đã ký thỏa thuận triển khai chương trình y tế điện tử trên toàn quốc.

Theo đó, người khám chữa bệnh BHYT không đúng tuyến được thanh toán 70% chi phí nếu khám chữa bệnh tại tuyến huyện; 50% tại tuyến tỉnh và 40% tại tuyến trung ương

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục