Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn những điều đáng bàn

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/7/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - Vấn đề nước sinh hoạt hợp vệ sinh và môi trường nông thôn luôn là vấn đề bức xúc. Người dân nông thôn sử dụng chủ yếu nước giếng đào ở vùng thấp, nước lần, khe suối ở vùng cao, vệ sinh môi trường nông thôn ngày một ô nhiễm. Chúng ta không thể thực hiện xóa đói nghèo, nếu không đem được nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho số người dân nông thôn và cải thiện môi trường sống!

Trong nhiều năm qua tỉnh Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng các công trình cấp nước, vệ sinh môi trường nông thôn. Đáng chú ý hơn là việc thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đến năm 2020 "Phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội từng vùng, đảm bảo hoạt động lâu dài của hệ thống cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn”. Dự án đã cho vay đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước sạch, bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch.

Nhà nước đầu tư hàng chục tỷ đồng mỗi năm, hàng ngàn hộ dân đã được vay vốn từ chương trình, đầu tư xây dựng hàng trăm công trình nước, vệ sinh môi trường. Những dòng nước mát, các công trình vệ sinh được xây dựng mới trên khắp các bản làng, từ vùng thấp đến vùng cao. Đến nay toàn tỉnh có 2.752 công trình nước hợp vệ sinh, trong đó có 105 công trình cấp nước tập trung. Nước, môi trường nông thôn được cải thiện đáng kể, góp phần nâng cao sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật, là tiền đề xoá đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn.

Con số trên 65% số hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh ở một tỉnh miền núi là sự nỗ lực lớn của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc Yên Bái. Xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ trước đây chủ yếu dùng nước lần, nước lạch nên người dân thường xuyên mắc bệnh tiêu chảy và các bệnh đường ruột, bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Nhưng từ khi được đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước tập trung, trên 90% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tỷ lệ bệnh tật giảm rõ rệt.
      
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì vấn đề nước và vệ sinh môi trường nông thôn vẫn còn nhiều vẫn đề cần được quan tâm. Tuy nguồn nước ở các địa bàn dân cư khá dồi dào, không đến nỗi khó khăn như nhiều vùng khác, nhưng phân bố không đồng đều, theo cả thời gian và không gian. Hiện có nhiều hộ dân nông thôn, thậm chí cả dân thị xã, thị trấn sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh.

Không ít người dân nông thôn nhận thức còn hạn chế, vẫn coi nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường chỉ là chuyện nhỏ; ít người nhận thức được rằng, đó chính là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy, giun sán và nhiều bệnh về đường ruột khác, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, thậm chí dẫn tới tử vong.

Vấn đề vệ sinh cá nhân ở nông thôn còn rất kém, không mấy quan tâm tới mối liên quan giữa nước - nhà xí - vệ sinh cá nhân và sức khoẻ. Nhà ở, nhà vệ sinh gần nhau, làm tạm bợ, nhiều hộ dân còn không có nhà vệ sinh mà đi bừa bãi, chăn nuôi gia súc, gia cầm không có chuồng trại riêng biệt.

Một vấn đề không thể không đề cập đến là tình trạng lãng phí tài nguyên nước và môi trường hiện nay. Nhiều người vẫn cho rằng, nước là một tài nguyên phong phú, không mất tiền mua và không bao giờ cạn kiệt- điều đó dẫn đến nhiều sai lầm trong quản lý, sử dụng nguồn nước ở rất nhiều trong các doanh nghiệp, hộ dân...

Các cơ sở sản xuất giấy là một minh chứng rõ nhất, hệ thống nước thải rất ô nhiễm, vậy mà họ vẫn vô tư thải ra sông, ra suối. Có thể nói, hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 30 cơ sở sản xuất, chế biến giấy, giấy vàng mã thì hầu như 100% cơ sở không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hoặc có xây thì cũng không đảm bảo tiêu chuẩn của Việt Nam! Thế nhưng nó vẫn tồn tại và hoạt động trong suốt thời gian qua, không biết các cơ quan chức năng quản lý về môi trường không biết hay cố tình không biết? Cứ để tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của cộng đồng...

Cả một vùng nông thôn rộng lớn đang phải sử dụng nguồn nước mặt tự nhiên chưa hoặc ít được xử lý. Nông nghiệp, công nghiệp đang phát triển, dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hoá diễn ra rõ rệt... đe dọa thực sự cho tài nguyên nước và môi trường sống. Việc tìm ra một giải pháp để bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên nước đã đến lúc cần được đặt ra như một vấn đề hàng đầu!

Thanh Phúc

 

Các tin khác

YBĐT - Là một trong những xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái) song trong những năm vừa qua, phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở Sơn Lương luôn được cấp uỷ, chính quyền xã đặc biệt quan tâm. Bắt đầu bằng việc xây dựng các phong trào ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền, dòng họ hiếu học, xây dựng thí điểm làng văn hoá với những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và xoá bỏ các hủ tục, bài trừ các tệ nạn xã hội... Sơn Lương đã thu được nhiều kết quả quan trọng.

Thầy và trò Trường PTCS xã Bản Mù (huyện Trạm Tấu) .

YBĐT - Thực hiện Nghị quyết số 39/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học mầm non và phổ thông tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2011, huyện Trạm Tấu gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể và đặc biệt với tinh thần trách nhiệm cao của Phòng Giáo dục huyện, Nghị quyết 39 đã được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình, bảo đảm yêu cầu.

YBĐT - Thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 – 2012, trong 2 năm 2008 – 2009, huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư xây dựng 220 phòng học và nhà công vụ cho giáo viên, trong đó năm 2008 là 97 phòng học và 61 nhà công vụ cho giáo viên với tổng giá trị đầu tư gần 14,6 tỷ đồng.

YBĐT - Không chỉ xây dựng tổ chức Hội ngày một vững mạnh, trong những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Lâm Giang, huyện Văn Yên (Yên Bái) còn đặc biệt quan tâm đẩy mạnh phong trào CCB gương mẫu, tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình, xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Mục tiêu của Hội đặt ra là cuối năm 2009 phấn đấu giảm số hộ hội viên nghèo xuống còn 3 hộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục