Hiệu quả từ một dự án

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/8/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Năm 2005, Dự án Việt - Úc “Phòng chống giun móc và thiếu máu thiếu sắt cho phụ nữ lứa tuổi sinh sản” được triển khai tại huyện Yên Bình và Trấn Yên. Năm 2008 – 2009, Dự án tiếp tục được thực hiện trên qui mô toàn tỉnh Yên Bái. Từ thực hiện Dư án, sức khoẻ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Yên Bái đã và đang có được cải thiện đáng kể.

Kiểm tra chiều cao của trẻ tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh.
Kiểm tra chiều cao của trẻ tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh.

Với đặc thù của một tỉnh miền núi nhiều vùng có điều kiện vệ sinh môi trường chưa tốt, vẫn còn thói quen không dùng hố xí hoặc hố xí không hợp vệ sinh, dẫn tới tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở mọi lứa tuổi rất cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Qua điều tra có tới trên 70% số người nhiễm giun móc. Đặc biệt với phụ nữ độ tuổi sinh đã không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà cả thai nhi, gây xẩy thai, đẻ non, thai chết lưu, trẻ đẻ ra nhẹ cân, ảnh hưởng đến trí tuệ và sự phát triển của trẻ.

Trong quá trình thực hiện, Dự án xây dựng mô hình, lấy Trung tâm Phòng chống sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng tỉnh là đầu mối có trách nhiệm tham mưu cho Sở Y tế, UBND tỉnh về tổ chức chỉ đạo thực hiện và giám sát quá trình triển khai Dự án. Phòng y tế, trung tâm y tế huyện có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện Dự án tại huyện. Trạm y tế và nhân viên y tế thôn, bản thực hiện nội dung Dự án tại thôn, bản.

Sau khi Dự án làm việc với các ban, ngành của tỉnh thống nhất chọn Trấn Yên và Yên Bình làm điểm, Dự án đã tiến hành thảo luận với Trung tâm Y tế huyện, UBND xã, hội phụ nữ xã, cán bộ y tế thôn bản của 8 xã và nhóm thanh niên lứa tuổi từ 16 - 18 chưa có gia đình; nhóm nữ và nam đã có gia đình với mục đích huy động sự tham gia của cả cộng đồng.

Qua điều tra 382 phụ nữ tuổi từ 15 - 45 tại 8 xã của hai huyện Trấn Yên và Yên Bình thì Yên Bình có 75,6% nhiễm giun móc, 36,6% thiếu máu; Trấn Yên có 76,7% nhiễm giun móc và 38,3% thiếu máu. Dự án đã thu thập thông tin, xây dựng chương trình tuyên truyền cho phụ nữ hiểu rõ lợi ích của tẩy giun và bổ sung viên sắt. Cán bộ tuyến tỉnh được tập huấn tại Trung ương về kỹ năng giảng dạy và kỹ thuật xét nghiệm phân, máu. Tuyến huyện đã tiến hành tập huấn cho 730 nhân viên y tế thôn, bản và y tế xã về nguyên nhân, tác hại và các biện pháp phòng chống giun móc và thiếu máu, thiếu sắt; kỹ năng truyền thông cũng như phương pháp tổ chức uống thuốc tại xã và thôn, bản.

Dự án đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng từ tỉnh tới huyện, xã và đội ngũ cán bộ y tế cơ sở tuyên truyền các sản phẩm truyền thông như: băng cát sét, băng video, lịch, tranh, ảnh tuyên truyền về bệnh giun móc và thiếu máu, thiếu sắt, cũng như cách phòng, chữa bệnh tới người dân thông qua truyền thông trực tiếp và gián tiếp. Thuốc được Dự án phát theo hệ thống từ tỉnh đến huyện, xã, thôn, bản. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đồng loạt uống thuốc tẩy giun và viên sắt, axit folic với sự giám sát chặt chẽ của cán bộ y tế cơ sở. Kết quả, trong tổng số 51.067 phụ nữ tuổi sinh đẻ thì đã có tới 91,3% được tẩy giun và 94,3% được cấp uống viên sắt.

Việc điều tra đánh giá trước và sau uống thuốc được tiến hành chặt chẽ. Công tác giám sát được phân cấp rõ ràng: cán bộ y tế xã giám sát y tế thôn, bản; trung tâm y tế huyện giám sát xã và thôn, bản. Trung tâm Phòng chống sốt rét - ký sinh trùng- côn trùng tỉnh giám sát việc cấp phát thuốc từ tỉnh tới thôn, bản và báo cáo từ xã lên tỉnh. Trung ương và các chuyên gia giám sát tất cả các tuyến. Ngoài ra còn có đoàn giám sát độc lập do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng thực hiện.

Hiệu quả là người dân đã được tiếp nhận các thông điệp truyền thông, hiểu được nguyên nhân, tác hại và cách phòng, chống các bệnh giun truyền qua đất, thiếu máu, thiếu sắt. Cán bộ y tế các cấp được củng cố, bổ sung kiến thức phòng chống các bệnh giun sán và thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Đến nay, tỷ lệ người thiếu máu giảm 19.3%; thiếu sắt giảm 13.75; nhiễm giun móc giảm 62,4%; tỷ lệ trẻ sơ sinh ở hai huyện được can thiệp có cân nặng trung bình cao hơn các huyện khác chưa thực hiện Dự án.

Năm 2008 - 2009, Dự án được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh với khoảng 250 ngàn phụ nữ trong độ tuổi được hưởng lợi. Dự án được  mở rộng sẽ là điều kiện thuận lợi để Yên Bái thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nhất là sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ và trẻ sơ sinh.

 P.V

Các tin khác
Học may dân dụng tại Trung tâm Dạy nghề huyện Văn Yên.
(Ảnh: Thu Hạnh)

YBĐT - Tuy là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nhưng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh những năm gần đây luôn được quan tâm, đặc biệt là việc triển khai và thực hiện một số đề án về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em đã góp phần giảm thiểu đáng kể tình trạng trẻ bị lạm dụng tình dục, tai nạn thương tích, bị ngược đãi và lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.

YBĐT - Triển khai phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" trên địa bàn xã, ngay từ năm 2000, UBND xã Thịnh Hưng (huyện Yên Bình) đã thành lập Ban chỉ đạo phong trào và các ban vận động tại các thôn và coi đây là một cuộc vận động lớn hợp với lòng dân.

Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các sở GD-ĐT hướng dẫn tổ chức lễ khai giảng năm học 2009-2010. Theo đó, sẽ có 2 phần “lễ” và “hội”.

Một đoạn tường Thành Viềng Công.

YBĐT - Ngày 19/ 8, UBND xã Hạnh Sơn đã tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích văn hoá lịch sử Thành Viềng Công. Đến dự buổi lễ có các đồng chí lãnh đạo đại diện các sở, ban, ngành tỉnh; lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện và đông đảo bà con nhân dân các dân tộc Hạnh Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục