Tăng mức phạt vi phạm an toàn giao thông

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/8/2009 | 12:00:00 AM

Ngày 20.8, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Mức phạt liên quan đến vi phạm về quy định đội mũ bảo hiểm cũng sẽ tăng.
Mức phạt liên quan đến vi phạm về quy định đội mũ bảo hiểm cũng sẽ tăng.

Ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ An toàn giao thông (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, ngoài việc tập hợp các vi phạm về an toàn giao thông được quy định ở các văn bản khác nhau, dự thảo nghị định còn bổ sung thêm những hành vi vi phạm mà Nghị định 146 ban hành năm 2007 không có, như các quy định xử phạt về vận tải, xử phạt liên quan đến đăng kiểm.

Theo Vụ An toàn giao thông, so với Nghị định 146, mức độ xử phạt của dự thảo nghị định có tăng lên ở những hành vi tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn cao, như: không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ chạy quá tốc độ quy định, chở quá số người, quá trọng tải cho phép của phương tiện và tải trọng của cầu đường, phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ không có giấy phép lái xe hoặc có nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển; lấn chiếm vỉa hè, hành lang an toàn đường bộ...

Đối với vi phạm về quy định nồng độ cồn trong máu, Nghị định 146 chỉ có một mức phạt, phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định cho phép nhưng ở dự thảo trình Chính phủ lần này, riêng đối với người điều khiển ô tô đã có tới ba mức phạt về nồng độ cồn. Mức phạt cao nhất lên tới 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Người điều khiển xe máy, trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 đến 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 200.000 – 400.000 đồng, phạt tiền từ 500.000 – 1 triệu nếu người điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligram/1 lít khí thở.

Mức phạt đối với hành vi điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ, người ngồi hàng ghế trước ô tô không thắt dây an toàn... cũng tăng cao hơn so với quy định hiện hành. Cụ thể là, ô tô chỉ cần chạy quá tốc độ quy định 5 km/giờ đã bị phạt từ 300.000 – 500.000 đồng, xe chạy vượt quá 20 km/giờ – 30 km/giờ so với quy định sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đồng. Dự thảo quy định, phạt từ 200.000 – 400.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/giờ hoặc chở từ 3 người trở lên.

Người đang điều khiển xe máy mà sử dụng ô, điện thoại di động sẽ bị phạt 40.000 – 60.000 đồng.

Ô tô đi vào đường cấm chịu mức phạt rất nặng, lên tới 800.000 đến 1,2 triệu đồng...

Đối với quy định về đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi xe máy, dự thảo cũng có điểm mới. Ngoài tăng mức phạt, dự thảo còn mở rộng đối tượng điều chỉnh. Theo dự thảo, phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe không đội MBH hoặc đội MBH không cài quai đúng quy cách, chở người ngồi trên xe không đội MBH hoặc đội MBH nhưng không cài quai, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi... Như vậy, với quy định này, tất cả trẻ em trên 6 tuổi ngồi sau xe máy không đội MBH sẽ bị xử phạt.

(Theo TNO)

Các tin khác

Chiều 20-8, Bộ Công an đã tổ chức lễ công bố “bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an”. Theo công bố, Bộ Công an sẽ quản lý 138 thủ tục hành chính ở bốn cấp, trong đó cấp trung ương (Bộ Công an) 41 thủ tục, cấp tỉnh thành (công an các tỉnh, TP) 60 thủ tục, cấp quận huyện là 19 và xã phường 18.

Gò cọ Đồng Yếng giờ trở thành điểm đến trong hành trình du lịch về Chiến khu Vần lịch sử.

YBĐT - 64 năm qua, người dân nơi đây tự hào về truyền thống lịch sử quê hương, một lòng một dạ theo Đảng, đóng góp sức người sức của vào công cuộc xây dựng đất nước. Cuộc sống của người dân bên Gò cọ Đồng Yếng đã ngày càng khởi sắc. Bà con đã dựa vào tiềm năng của đồng đất mà thâm canh ruộng nước, chăn nuôi gia súc, trồng rừng nguyên liệu, chăm sóc cây chè để bán cho các cơ sở chế biến.

Kiểm tra chiều cao của trẻ tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh.

YBĐT - Năm 2005, Dự án Việt - Úc “Phòng chống giun móc và thiếu máu thiếu sắt cho phụ nữ lứa tuổi sinh sản” được triển khai tại huyện Yên Bình và Trấn Yên. Năm 2008 – 2009, Dự án tiếp tục được thực hiện trên qui mô toàn tỉnh Yên Bái. Từ thực hiện Dư án, sức khoẻ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Yên Bái đã và đang có được cải thiện đáng kể.

Học may dân dụng tại Trung tâm Dạy nghề huyện Văn Yên.
(Ảnh: Thu Hạnh)

YBĐT - Tuy là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nhưng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh những năm gần đây luôn được quan tâm, đặc biệt là việc triển khai và thực hiện một số đề án về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em đã góp phần giảm thiểu đáng kể tình trạng trẻ bị lạm dụng tình dục, tai nạn thương tích, bị ngược đãi và lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục