Các địa phương cần nhanh chóng hoàn thiện đề án giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/8/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Thực hiện Nghị quyết 30A của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững với 62 huyện nghèo của cả nước. Ngày 22/8 tại Yên Bái, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Đảng uỷ khối doanh nghiệp Trung ương, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp tổ chức hội nghị Doanh nghiệp hỗ trợ các huyện nghèo. Đồng chí Trương Vĩnh Trọng, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã chủ trì hội nghị.

Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trên cả nước. Các bộ, ngành TW, các cấp chính quyền địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã tích cực, chủ động triển khai các hoạt động theo nhiệm vụ được phân công. Đến nay, các huyện nghèo đã hoàn thành việc xây dựng đề án giảm nghèo trên địa bàn và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm tra. Đã có 42 huyện nghèo của 15 tỉnh được chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đề án.

So với tiến độ đề ra thì vẫn còn tới 20 huyện của 5 tỉnh chưa được phê duyệt đề án, chậm so với sự chỉ đạo của Chính phủ. Chính phủ cũng đã chỉ đạo ứng trước cho các huyện 25 tỷ đồng để thực hiện những việc cần làm ngay như: hỗ trợ làm nhà ở, giao khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, hỗ trợ lương thực.... Bố trí kinh phí để các huyện nghèo thực hiện các chính sách mới với tổng số tiền khoảng 10 nghìn tỷ đồng.

Hưởng ứng sự vận động của chính phủ về việc nhận giúp đỡ các huyện nghèo đã có 41 tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhận giúp đỡ 60 huyện nghèo. Tiêu biểu là các tập đoàn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam… Nhiều doanh nghiệp đã có cam kết cụ thể và triển khai các hoạt động hỗ trợ.

Tổng số tiền mà các doanh nghiệp đã cam kết giúp đỡ các huyện nghèo là hơn 1.300 tỷ đồng, riêng số tiền các doanh nghiệp hỗ trợ các huyện nghèo thuộc Ban

 Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng:  Riêng về phương thức hỗ trợ đối với


các khoản hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo các doanh nghiệp cần trao đổi thống nhất với cấp uỷ, chính quyền địa phương để lựa chọn phương thức phù hợp. Đối với hỗ trợ nhà cần tạo điều kiện để các hộ trực tiếp sử dụng kinh phí, tổ chức cải tạo, xây dựng nhà ở cho chính mình, đáp ứng yêu cầu tiện lợi thiết thực.

chỉ đạo Tây Bắc là trên 1 nghìn tỷ chiếm 78% tổng số tiền các doanh nghiệp cam kết. Các doanh nghiệp hỗ trợ các huyện nghèo thuộc Ban chỉ đạo Tây Bắc cam kết xoá gần 24 nghìn ngôi nhà dột nát với số tiền gần 180 tỷ đồng. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng đã lựa chọn các hình thức hỗ trợ phù hợp với điều kiện của đơn vị mình.

Những việc làm của các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đã góp phần quan trọng giúp các huyện nghèo của vùng Tây Bắc có thêm năng lực và cơ hội giảm nghèo nhanh và bền vững. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn 2 huyện là Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng và Mèo Vạc tỉnh Hà Giang chưa có doanh nghiệp nào nhận hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp đã có cam kết nhưng việc hỗ trợ các huyện nghèo chưa được tích cực và thường xuyên, mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát, tìm hiểu, xác định nhu cầu hỗ trợ của các huyện nghèo và chưa có những cam kết cụ thể.
 
Tại hội nghị các đại biểu đại diện cho 43 huyện nghèo và các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đã cùng nhau trao đổi rút kinh nghiệm, đồng thời đánh giá tình hình việc các doanh nghiệp hỗ trợ các huyện nghèo thực hiện Nghị quyết 30a thời gian qua; tình hình thực hiện hỗ trợ, giúp đỡ các huyện nghèo của khối doanh nghiệp TW.  Hầu hết các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty đã có cam kết ngay sau hội nghị này sẽ triển khai ngay các hoạt động tích cực để hỗ trợ các huyện nghèo của vùng Tây Bắc.
 
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc Trương Vĩnh Trọng đã đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các đại biểu tham dự hội nghị, đặc biệt là sự có mặt của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế. Thực hiện NQ30a của Chính phủ các Bộ, ngành TW, các địa phương có huyện nghèo cùng các tập đoàn, tổng công ty và nhiều doanh nghiệp đã tích cực triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo của cả nước, trong đó có các huyện nghèo vùng Tây Bắc. Bên cạnh những kết quả đạt được Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cũng chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong quá trình hỗ trợ các huyện nghèo cần phải khắc phục đó là một số doanh nghiệp chưa tích cực và một số huyện nghèo lại chưa chủ động tiếp cận.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết 30a Phó thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành TW cần tiếp tục vận động các tập đoàn kinh tế giúp đỡ các huyện nghèo khảo sát thực tế, xây dựng chương trình, huy động nguồn lực và triển khai các hoạt động hỗ trợ. Các địa phương có huyện nghèo cần nhanh chóng hoàn thiện đề án giảm nghèo, cân đối nguồn kinh phí cùng với nguồn hỗ trợ hoàn thành ngay chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, cơ bản hoàn thành trước năm 2020. Đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cần khẩn trương hoàn thành công tác khảo sát nhu cầu và tiềm năng của địa phương, thống nhất để các địa phương phối hợp triển khai.


P.V


Các tin khác
Với tinh thần tình nguyện, chia sẻ khó khăn với đồng bào, tuổi trẻ 3 đơn vị đã quyên góp và tặng xã Nà Hẩu nhiều phần quà có giá trị.

YBĐT – Nhân dịp chào đón năm học mới và hưởng ứng các hoạt động tình nguyện hướng về những vùng khó khăn, ngày 22/8 tuổi trẻ Báo Yên Bái, Hà Nội Mới và kênh TV Shopping của Đài Truyền hình Cáp Việt Nam đã đến thăm và tặng quà cho nhân dân và trẻ em vùng cao xã Nà Hẩu.

Tăng học phí cần phải gắn với tăng chất lượng đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định điều chỉnh khung học phí mới, áp dụng cho năm học 2009 - 2010. Theo đó, mức trần học phí của sinh viên đại học sẽ cao hơn mức trần cũ 60.000đ/tháng.

Hiệp định tài trợ và các văn kiện pháp lý liên quan cho 2 chương trình là Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học và Chính sách phát triển giáo dục đại học giai đoạn 1 với trị giá vốn vay 177 triệu USD đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu và bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam ký vào ngày 21/8.

“Dự kiến cuối năm nay (2009), người dân sẽ được đổi giấy phép lái xe (GPLX) thông minh, theo tiêu chuẩn quốc tế”, ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Cục Trưởng Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết chiều 20/8.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục