Người Dao ơn Đảng

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/9/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Vùng đất ấy đã bao năm nổi tiếng với sản phẩm quế lừng danh, nổi tiếng với truyền thống yêu quê hương, đất nước... Về thăm lại xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên (Yên Bái), chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay, sự phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực của vùng đất này.

Bác Đặng Nho Minh giới thiệu với cán bộ xã Viễn Sơn một trong những cây quế lớn trong vườn.
Bác Đặng Nho Minh giới thiệu với cán bộ xã Viễn Sơn một trong những cây quế lớn trong vườn.

Ngay gần khu trung tâm xã, nhiều ngôi nhà của đồng bào dân tộc Dao mới được xây dựng khang trang với mái lợp phibrô xi măng. Những chiếc xe ô tô chuyên vận chuyển nông lâm sản đỗ rải rác trong các sân kho. Những chiếc máy xúc, máy ủi hì hục san đường, gạt đất. Trên gương mặt hồ hởi của đồng bào hiện rõ niềm vui sau vụ thu hoạch quế  thắng lợi...

Dẫn chúng tôi đi sâu vào khu vực “vựa quế”, đồng chí Trần Ngọc Trác – Bí thư Đảng uỷ xã hồ hởi: “Nhà báo cứ xem đi, cây quế là cây trồng truyền thống nhưng lại mang tính chủ lực, có đến 75% nguồn lợi kinh tế của Viễn Sơn năm 2008 là từ trồng quế đấy. Xã mình đồng bào dân tộc Dao chiếm tới trên 76% dân số. Bà con tâm huyết, có ý thức trách nhiệm cao, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và có được thói quen canh tác tốt nên hiệu quả lắm!”.

Quả thực, nhìn những đồi quế nhiều năm tuổi bạt ngàn xanh, chúng tôi phần nào thấy được  sự phát triển mạnh mẽ của phong trào “Nhà nhà trồng quế” ở Viễn Sơn. Hiện nay xã Viễn Sơn có gần 1.500ha. Năm 2008 tổng sản lượng quế vỏ của xã 550 tấn, trị giá 6,6 tỷ đồng; chưng cất tinh dầu quế từ tận thu được 4 tấn, ước đạt trên 1 tỷ đồng, tổng thu của các sản phẩm từ cây quế lên tới 13,5 tỷ đồng...

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2009 này, toàn xã đã trồng mới được 32,5 ha quế, khai thác vỏ quế ước đạt 230 tấn, trị giá 2,5 tỷ đồng và 600m3 thân gỗ quế trị giá 600 triệu đồng... Bí thư Trác cho biết thêm: “Do dân số khá đông (3.049 nhân khẩu) mà diện tích đất nông nghiệp chỉ có 74,6ha nên cấp uỷ, chính quyền xác định kinh tế đồi rừng phải là kinh tế mũi nhọn và cây quế phải là cây trồng chủ lực. Bởi, nó vừa phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện canh tác của nhân dân địa phương lại mang lại hiệu quả kinh tế cao”. Bí thư xã Trần Ngọc Trác khẳng định: “Không thể đưa mô hình cây sắn vào canh tác bền vững ở Viễn Sơn được vì độ xói mòn, rửa trôi rất lớn. Để thực sự phát triển bền vững thì chỉ có cây quế thôi!”.

Do được định hướng, được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch, đặc biệt được giới thiệu đối tác mua bán tận nơi, vì thế nhiều gia đình người Dao đã mua được xe ô tô vận chuyển hàng hoá, máy xúc; nhiều ngôi nhà được xây dựng khang trang; nhiều con đường được bê tông hoá vững chắc; nhiều nhà xưởng sơ chế và chưng cất tinh dầu quế được mọc lên... tất cả đều từ cây quế mà có.

Bác Đặng Nho Minh, người dân tộc Dao ở thôn Khe Rứa tâm sự: “Những năm trước đây, chúng tôi trồng quế chỉ theo thói quen và kinh nghiệm dân gian. Giờ, được sự chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước, sự quan tâm của các cấp, các ngành đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch, đường giao thông, chúng tôi làm kinh tế đồi rừng đã có quy củ hơn, thuận tiện hơn rất nhiều. Thu nhập vì thế cũng được nâng lên đáng kể, nhất là bà con có thêm nhiều cơ hội để vươn lên thoát đói nghèo. Hiện nhiều gia đình ở Viễn Sơn sở hữu hàng chục ha quế, thu nhập hàng năm lên tới vài chục triệu đồng. Đồng bào Dao chúng tôi ơn Đảng, ơn Chính phủ nhiều lắm!”.

Qua tìm hiểu chúng tôi biết thêm, ngôi nhà xây kiên cố, khang trang với đầy đủ tiện nghi gia đình bác Minh hiện ở có giá trị đúng bằng... 3 cây quế. Năm 2001, chỉ với bán đi 3 cây quế “khổng lồ”, bác đã thu được trên 80 triệu đồng, đủ để làm nhà và mua sắm trang thiết bị nội thất.

Năm 2008, thu nhập bình quân của nhân dân trong xã đạt 6 triệu đồng/người/năm. Tuy vẫn chưa đủ tiềm lực để ra khỏi Chương trình 135 của Chính phủ, nhưng có thể thấy với những định hướng cụ thể, đúng đắn, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của dân, tin tưởng trong tương lai không xa, kinh tế rừng sẽ đưa Viễn Sơn phát triển giàu mạnh.

Thiên Cầm

Các tin khác

YBĐT - 867/930 hộ gia đình của 2 xã Bản Mù và Trạm Tấu - huyện Trạm Tấu đã ký cam kết thực hiện 3 nội dung “làm hố xí, nhà tắm, công trình nước sạch; chuyển chuồng gia súc ra xa nhà, làm hố chứa rác; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, bài trừ các hủ tục lạc hậu”. Đó là kết quả ban đầu với 2 xã được giao trực tiếp phụ trách mà ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã đạt được sau 3 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế – xã hội huyện Trạm Tấu giai đoạn 2006-2010.

Nhiều gia đình người Cao Lan ở Tân Hương xây dựng được nhà cửa khang trang.

YBĐT - Trong kí ức cuộc sống gia đình vài chục năm về trước mà nhất là những năm trước Cánh mạng tháng Tám của cụ ông Lê Văn Thịnh ở thôn Khuôn Giỏ, xã Tân Hương (Yên Bình) là những bữa cơm độn sắn chẳng đủ no, có khi phải lên rừng đào củ mài ăn trừ bữa; những manh áo không lành...

YBĐT - Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) vừa triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường khu vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2009 – 2012”.


Trao tặng túi đựng cho các tuyên truyền viên.

Sáng 1/9, lễ phát động ký tên cam kết không sử dụng túi nilon trong ngày 9/9 đã diễn ra tại thành phố Hội An (Quảng Nam).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục