4 người nhập viện vì lợn tai xanh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/4/2010 | 8:09:25 AM

Ngày 29/4, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết: có ít nhất 4 bệnh nhân nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn đang được điều trị, trong đó có 3 người bị viêm màng não, 1 người bị nhiễm trùng huyết.

Bệnh nhân Nguyễn Văn Hương đang được điều trị do nhiễm khuẩn liên cầu lợn.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Hương đang được điều trị do nhiễm khuẩn liên cầu lợn.

Do ăn thịt chưa chín hoặc sơ ý khi chế biến

  Nếu ăn thịt lợn chưa nấu chín, (hoặc tiết canh) hay lúc chế biến thịt mà chân tay bị xước thì dễ nhiễm bệnh. Khi đó, bệnh nhân có thể bị viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu. 

Anh Nguyễn Văn Hương ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên sau 2 ngày ăn tiết canh và làm thịt lợn trong khi tay bị xước, đã phải nhập viện do sốt cao.

Cùng với anh Hương, còn có 3 bệnh nhân khác từ Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên cũng bị nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn.

“Khi lợn bị bệnh tai xanh thì hệ miễn dịch của nó sẽ suy giảm, đây là cơ hội cho khuẩn liên cầu lợn tấn công. Vi khuẩn này có tên khoa học là Streptococcus Suis. Vi khuẩn có thể lây sang người” – Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Nguyên Huyên, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (trước là: Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia) cho biết.

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, phó Chủ nhiệm khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương thì: nếu ăn thịt lợn chưa nấu chín, (hoặc tiết canh) hay lúc chế biến thịt mà chân tay bị xước thì dễ nhiễm bệnh. Khi đó, bệnh nhân có thể bị viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu.

Triệu chứng ban đầu là sốt, đau đầu, buồn nôn, rối loạn tri giác, hôn mê hoặc bị tổn thương nhiều cơ quan. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì có thể để lại di chứng, khó điều trị hoặc gây tử vong.

Chưa có bằng chứng lây từ người sang người

Trao đổi với PV Tiền Phong Online chiều nay, 29-4, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khẳng định: chưa có bằng chứng khuẩn liên cầu lợn lây từ người sang người.

Bác sĩ Cấp cũng khuyên mọi người hãy phòng, chống bệnh bằng cách ăn thức ăn được nấu chín; khi mua thịt lợn phải rõ nguồn gốc, có dấu kiểm dịch; những người giết mổ lợn cần đeo khẩu trang, găng tay cẩn thận.

Điều đáng lo ngại là, theo ghi nhận của PV Tiền Phong Online tình trạng bán thịt lợn chưa qua kiểm dịch hoặc không rõ nguồn gốc tại nhiều chợ tạm vẫn đang diễn ra phổ biến tại Hà Nội. Không ai có thể đảm bảo những miếng thịt lợn này là sạch và không bị "tai xanh".

(Theo TPO)

Các tin khác

YBĐT - Nhân kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2010), tối 28/4/2010 tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh Hội Cựu chiến binh tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự và Đài Phát thanh - Truyền hình Yên Bái đã phối hợp tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “ Âm vang 30/4”.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề nghị phối hợp để ngăn chặn nạn in tiền vàng mã có sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam.

Học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng, thị xã Nghĩa Lộ lao động ngoại khóa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

YBĐT - Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động thăm quan, lao động ngoại khóa là hình thức giáo dục mới mẻ đối với thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), đem lại hiệu quả cao, giúp cho mỗi học sinh thêm trưởng thành và sống có ích.

Điều trị nha khoa tại phòng khám Đa khoa y cao Hồng Đức.
(Ảnh: Minh Đức)

YBĐT - Năm 2009 và quý I/ 2010, các cơ sở hành nghề y tư nhân đã khám và điều trị cho 70.209 lượt bệnh nhân, chiếm 20% tổng số bệnh nhân khám trên địa bàn thành phố Yên Bái. Điều đó cho thấy sự đóng góp của các phòng khám hành nghề y tư nhân trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh cũng như một số địa phương thuộc các tỉnh lân cận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục