Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ: Giáo dục truyền thống cho học sinh

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/4/2010 | 10:22:59 AM

YBĐT - Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động thăm quan, lao động ngoại khóa là hình thức giáo dục mới mẻ đối với thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), đem lại hiệu quả cao, giúp cho mỗi học sinh thêm trưởng thành và sống có ích.

Học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng, thị xã Nghĩa Lộ lao động ngoại khóa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng, thị xã Nghĩa Lộ lao động ngoại khóa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thị xã Nghĩa Lộ đã xác định, đây là cơ hội để giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện giáo dục của địa phương.

Ngay từ đầu năm học, Phòng GD&ĐT thị xã phối hợp với Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị xã giúp đỡ các trường học kịp thời xây dựng kế hoạch tổ chức cho học sinh thăm quan, học tập, kết hợp lao động ngoại khóa tại 2 điểm: Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Khu di tích lịch sử – văn hóa Căng - Đồn Nghĩa Lộ đồng thời kết hợp tổ chức triển lãm, chiếu phim tư liệu về Bác Hồ tại chỗ hoặc lưu động tại các xã, phường, trường học, đặc biệt vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương.

Qua đó cũng nhằm nâng cao ý thức của học sinh trong việc giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo và quảng bá khu di tích, khu tưởng niệm của địa phương cho bạn bè, gia đình, khách du lịch và cộng đồng dân cư nơi các em cư trú. Trong những năm qua, Phòng GD&ĐT thị xã đã thường xuyên chỉ đạo các cấp học tổ chức tọa đàm, phát động các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương, cho học sinh thăm quan các di tích lịch sử, di tích văn hóa, xem triển lãm, xem băng hình tư liệu... giúp các em hiểu về quê hương, đất nước. Đặc biệt, các nhà trường đã thực hiện lồng ghép thông qua một số môn học như: Lịch sử, Địa lý, Văn học.

Ông Trần Hải – Giám đốc Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thị xã cho biết, để đạt hiệu quả giáo dục, cán bộ chuyên môn Khu tưởng niệm đã xây dựng giáo án hướng dẫn phù hợp với đặc điểm từng đối tượng học sinh ở mỗi bậc học; phối hợp xây dựng kế hoạch thăm quan phù hợp với lịch học của nhà trường. Vì đây là hoạt động ngoài giờ lên lớp nên việc tổ chức đòi hỏi vừa phải có kỹ năng sư phạm vừa phải có kỹ năng phụ trách Đoàn, Đội nhằm tạo không khí học ra học, chơi ra chơi. Đến cuối năm 2009, đơn vị đã lên kế hoạch phối hợp và tổ chức hướng dẫn cho 100% đơn vị trường học từ bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông trên địa bàn.

Thầy giáo Tuấn Long – phụ trách công tác Đội của Phòng GD&ĐT thị xã cho biết, với 21 đơn vị trường, trong đó có 8 trường mầm non, 6 trường tiểu học, 6 trường trung học cơ sở, 1 trường tiểu học và trung học cơ sở, Phòng GD&ĐT thị xã đã chỉ định, mỗi bậc học chọn 2 đơn vị điểm trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các đơn vị còn lại đăng ký hoàn thành một trong năm chương trình của phong trào. Qua đó, phong trào đã có sức lan tỏa lớn cả về chất và lượng. Tổ chức cho học sinh đi thăm quan, lao động ngoại khóa và học sinh mắt thấy, tai nghe, trực tiếp cảm nhận là điều kiện thuận lợi để giáo dục truyền thống. Thông qua hoạt động dâng hương, báo công với Bác Hồ, các anh hùng liệt sỹ đã khơi dậy lòng tôn kính, lòng biết ơn của các em đối với Bác, đối với thế hệ cha anh và giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Cùng đoàn học sinh trung học cơ sở đến thăm quan Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi mới thấy được hiệu quả trong công tác giáo dục truyền thống. Các em thực sự xúc động trước những hiện vật đơn sơ, giản dị của Bác được trưng bày như bộ quần áo lụa, đôi dép cao su, gậy trúc... Qua đó đã giáo dục cho các em học tập lối sống giản dị, tiết kiệm của Bác.

Bên cạnh đó, các em còn được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về lịch sử địa phương, ý nghĩa của các công trình văn hóa được xây dựng và tác động đến tư tưởng, tình cảm, ý thức, giúp các em có thái độ, hành vi tích cực bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo và quảng bá. Nhiều thầy, cô giáo đưa học sinh đến Khu di tích đã khẳng định, trước buổi thăm quan, qua một số câu hỏi khảo sát kiến thức, hầu hết các em chưa hiểu biết về các công trình văn hóa của địa phương, chưa phân biệt được thế nào là Căng, thế nào là Đồn Nghĩa Lộ và các sự kiện lịch sử gắn liền... thì ngay sau buổi thăm quan, ý thức của các em nâng lên rõ rệt. Nhiều em đã ý thức nhặt vỏ bao thuốc lá trong khuôn viên Khu di tích bỏ vào thùng rác công cộng; lên tiếng phản đối hành động trèo cây, nghịch phá...

Đặc biệt, các bài viết thu hoạch của học sinh đều rút ra những ý nghĩa, bài học, trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với việc bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo, quảng bá cũng như đối với việc học tập, rèn luyện để xứng đáng là người kế thừa và phát triển sự nghiệp cách mạng. Em Nguyễn Thùy Dung, học sinh lớp 7B, Trường THCS Nguyễn Quang Bích chia sẻ: “Được thầy, cô giáo đưa đi thăm quan, tìm hiểu Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Căng - Đồn Nghĩa Lộ, em hiểu thêm về Nghĩa Lộ, về tình cảm của nhân dân Nghĩa Lộ đối với Bác Hồ kính yêu. Em sẽ tiếp tục tìm tư liệu để đưa vào nhật ký học sinh của mình và cho bạn bè đọc”.

Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động thăm quan, lao động ngoại khóa là hình thức giáo dục mới mẻ đối với thị xã Nghĩa Lộ, đem lại hiệu quả cao, giúp cho mỗi học sinh thêm trưởng thành và sống có ích.

Nhật Thanh - Phạm Duyên

Các tin khác
Điều trị nha khoa tại phòng khám Đa khoa y cao Hồng Đức.
(Ảnh: Minh Đức)

YBĐT - Năm 2009 và quý I/ 2010, các cơ sở hành nghề y tư nhân đã khám và điều trị cho 70.209 lượt bệnh nhân, chiếm 20% tổng số bệnh nhân khám trên địa bàn thành phố Yên Bái. Điều đó cho thấy sự đóng góp của các phòng khám hành nghề y tư nhân trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh cũng như một số địa phương thuộc các tỉnh lân cận.

YBĐT - Được đánh giá là một trong những địa bàn phức tạp của thành phố, giáp ranh với xã Minh Bảo, xã Tân Thịnh và huyện Yên Bình, phường Yên Thịnh trở thành một trong những điểm "nóng" về tệ nạn xã hội, nhất là tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật.

Cán bộ công an Yên Bái tăng cường chi viện cho An ninh miền Nam.

YBĐT - Sau hòa bình lập lại ở miền Bắc, cùng với toàn Đảng, toàn dân, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Yên Bái dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng, bảo vệ hậu phương lớn miền Bắc và tiếp tục sự nghiệp kháng chiến giải phóng miền Nam.

Lãnh đạo đại diện các sở, ban, ngành ký kết

YBĐT - Ngày 28/4, Sở Lao động - Thương binh và xã hội tổ chức Hội thảo “Phổ biến kế hoạch hoạt động phòng chống tai nạn thương tích (TNTT) trẻ em năm 2010 và ký kết liên ngành phòng chống đuối nước trẻ em”. Dự có đại diện Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Tỉnh Hội phụ nữ, Tỉnh Đoàn thanh niên, Tỉnh Hội nông dân...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục