Ai bị cáo buộc nhận hối lộ nhiều nhất trong đại án đăng kiểm?

  • Cập nhật: Thứ bảy, 20/7/2024 | 2:14:18 PM

Hai bị cáo từng giữ chức vụ cao nhất đều hưởng lợi trong đại án đăng kiểm nhưng không phải là người nhận hối lộ nhiều nhất.

Cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Đặng Việt Hà tại phiên tòa. Ảnh: HOÀNG GIANG
Cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Đặng Việt Hà tại phiên tòa. Ảnh: HOÀNG GIANG

TAND TP.HCM đang mở phiên xét xử xử sơ thẩm 254 bị cáo trong đại án đăng kiểm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Sau hai ngày xét xử, đại diện VKS đã công bố được 84/341 trang cáo trạng về hành vi phạm tội của các bị cáo.

Trong 254 bị cáo, hai bị cáo là cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Đặng Việt Hà, Trần Kỳ Hình cùng quyền trưởng phòng Phòng kiểm định xe cơ giới Trần Anh Quân cùng 100 đồng phạm bị xét xử về tội nhận hối lộ theo khoản 4 Điều 354 BLHS, có khung hình phạt lên đến tử hình.

Hai bị cáo Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà đều từng giữ chức vụ cao nhất là cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam nhưng không phải là người nhận hối lộ nhiều nhất

Theo cáo trạng, Phòng kiểm định xe cơ giới (Phòng VAR) trực thuộc Cục đăng kiểm Việt Nam có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại xe cơ giới, kiểm tra xe máy chuyên dùng đang lưu hành trong phạm vi cả nước.

Trong quá trình làm việc, lãnh đạo, đăng kiểm viên, chuyên viên Phòng VAR đã nhận tiền hối lộ của các công ty từ 1,5 đến 3 triệu đồng/hồ sơ để cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới trái quy định.

Từ tháng 3-2019, Trần Anh Quân được bổ nhiệm quyền trưởng phòng VAR. Quân và các đăng kiểm viên thống nhất hàng tháng sẽ chia số tiền hối lộ nhận được theo tỉ lệ: Quân nhận 700.000 đồng/hồ sơ (bao gồm phần của Quân, phần ngoại giao tiếp khách và phần chia cho lãnh đạo); các phó phòng VAR 100.000 đồng/hồ sơ/người; nhân viên văn phòng 50.000 đồng/hồ sơ/người. Số còn lại đăng kiểm viên được hưởng.

Hằng tháng, sau khi nhận được tiền hối lộ, Quân trực tiếp đưa cho Trần Kỳ Hình 60 triệu đồng/tháng và Đặng Việt Hà (thời điểm là phó cục trưởng) số tiền 20 triệu đồng/tháng; một phần Quân sử dụng để ngoại giao, tiếp khách; phần còn lại Quân hưởng lợi.

Trần Kỳ Hình trong đại án đăng kiểm.jpg
Bị cáo Trần Kỳ Hình - cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam. Ảnh: HOÀNG GIANG

Từ tháng 8-2021, Trần Kỳ Hình nghỉ hưu và người kế nhiệm là Đặng Việt Hà đã yêu cầu Phòng VAR phải bảo đảm lợi ích của Hà là cao nhất. Phòng VAR đã họp và cùng thống nhất chia tiền theo tỷ lệ: Đặng Việt Hà 400.000 đồng/hồ sơ, Trần Anh Quân 300.000 đồng/hồ sơ, các phó phòng VAR mỗi người 100.000 đồng/hồ sơ, quỹ ngoại giao 140.000 đồng/hồ sơ, nhân viên văn phòng mỗi người 40.000 đồng/hồ sơ, số tiền còn lại đăng kiểm viên được hưởng.

Hằng tháng, sau khi các đăng kiểm viên tổng kết lại số hồ sơ, số tiền đã nhận được và đưa tiền, Quân kiểm tra số hồ sơ Phòng VAR đã thẩm định đạt trong tháng nhân với số tiền 400.000 đồng/hồ sơ, bỏ tiền vào phong bì và đưa cho Đặng Việt Hà.

Từ ngày 1-3-2019 đến 30-9-2022, các đối tượng là lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam, lãnh đạo, đăng kiểm viên Phòng VAR đã nhận tiền hối lộ của 16 công ty thẩm định và cấp 29.676 Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế. Nhận hối lộ tổng số tiền hơn 60,5 tỉ đồng để chia nhau hưởng lợi.

Bị cáo Trần Kỳ Hình được Trần Anh Quân chia số tiền nhận hối lộ trong quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế là 1,68 tỉ đồng. Hình còn nhận tiền hối lộ liên quan đến việc thành lập trung tâm đăng kiểm và nhận tiền hối lộ từ các trung tâm với tổng số tiền hơn 5,4. Hình đã nhận tổng cộng hơn 7,1 tỉ đồng.

Bị cáo Đặng Việt Hà phải chịu trách nhiệm hình sự chung về số tiền nhận hối lộ của phòng kiểm định xe cơ giới là 31 tỉ đồng, số tiền nhận hối lộ của 4 trung tâm đăng kiểm Khối V tại TP.HCM là 7,6 tỉ đồng; tiền nhận hối lộ của 5 trung tâm đăng kiểm Khối V tại Hà Nội là 780 triệu đồng và số tiền hối lộ của các giám đốc trung tâm đăng kiểm Khối D là 680 triệu đồng, tổng cộng là 40,2 tỉ đồng. Đặng Việt Hà hưởng lợi hơn 8,5 tỉ đồng.

Trần Anh Quân đại án đăng kiểm.jpg
Cựu quyền trưởng phòng VAR Trần Anh Quân tại phiên tòa. Ảnh: HOÀNG GIANG

Cựu quyền trưởng phòng VAR Trần Anh Quân bị cáo buộc hưởng lợi nhiều nhất trong vụ án.

Cụ thể, Phòng VAR đã thẩm định và cấp 29.676 Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế, nhận hối lộ tổng số tiền 60,5 tỉ đồng của 16 công ty. Do đó, Trần Anh Quân đã nhận số tiền từ các kiểm viên là 29.676 x 700.000 đồng/hồ sơ là hơn 20,7 tỉ đồng.

Quân đưa hối lộ cho Trần Kỳ Hình 1,6 tỉ đồng, Đặng Việt Hà 5,9 tỉ đồng và chi ngoại giao, tiếp khách, hội nghị 1,6 tỉ đồng.

Ngoài ra, trong quá trình cấp phép đủ điều kiện hoạt động, kiểm tra đánh giá Trung tâm đăng kiểm 50-19D, Trần Anh Quân còn nhận hối lộ của Trần Bửu Tùng số tiền hơn 220 triệu đồng.

Tổng số tiền hối lộ Trần Anh Quân hưởng lợi là hơn 11,7 tỉ đồng. Hiện, Quân đã nộp 750 triệu đồng tiền khắc phục hậu quả.

(Theo PLO)

Các tin khác
Cơ quan chức năng làm việc với nhóm người giả danh cán bộ cấp cao quân đội, công an.

Sáng 20/7, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi đang tiếp tục phối hợp với lực lượng chức năng xác minh, làm rõ nhóm người giả mạo cán bộ cấp cao quân đội, công an.

Bị can Nguyễn Thị Như Loan. Ảnh: cand.com.vn

Ngày 19-7, thông tin từ Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan.

Bước vào ngày xét xử thứ 2 đối với đại án đăng kiểm, Chủ tọa Huỳnh Văn Trực thông báo, trong phần xét hỏi, các bị cáo tại ngoại phải có mặt tại tòa; nếu vắng mặt coi như vắng mặt không lí do.

Bị cáo Vàng A Sình tại phiên tòa xét xử lưu động về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.

Nhằm nâng cao chất lượng công tác xét xử các vụ án hình sự, đồng thời, đẩy mạnh chất lượng giáo dục, tuyên truyền pháp luật để quần chúng nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm về ma túy, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh đã đưa vụ án Vàng A Sình (sinh năm 1985), trú tại bản Háng Cuốn Rùa, xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy” ra xét xử lưu động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục