Hàng nghìn nhà đầu tư sẽ được triệu tập đến phiên tòa xét xử ông Trịnh Văn Quyết trong vụ án FLC, với tư cách là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và bị hại. Phiên tòa diễn ra vào sáng 22/7 tại TAND TP Hà Nội.
|
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết
|
Hôm nay 22/7, TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và "Thao túng thị trường chứng khoán”. Trong số 50 bị can bị truy tố có 15 người thân, họ hàng, bạn bè thân quen của ông Quyết.
Theo cáo trạng, ông Trịnh Văn Quyết giữ vai trò chính trong vụ án, chỉ đạo thuộc cấp thực hiện hành vi phạm tội. Thiệt hại từ hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xác định 3.621 tỷ đồng; hành vi Thao túng thị trường chứng khoán là 684 tỷ đồng. Tổng cộng 4.305 tỷ đồng.
Phiên tòa dự kiến kéo dài trong nhiều ngày, dưới sự điều hành của Thẩm phán Vũ Quang Huy, Phó Chánh tòa, Tòa Hình sự; về phía đại diện Viện KSND TP Hà Nội tham gia phiên tòa gồm có ông Phạm Văn Dũng, bà Trịnh Thị Lan Anh, ông Nguyễn Đăng Lâm, ông Phạm Công Lưu, bà Đoàn Trần Thị Trân và bà Bùi Thị Vân Anh.
Để chuẩn bị cho phiên xử, tòa đã triệu tập 30.403 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu mã ROS trong lần bán ra đầu tiên (nhóm này được xác định là bị hại). Ngoài ra, hơn 63.000 nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu này cũng được triệu tập trong vai trò người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Để chuẩn bị cho hàng nghìn nhà đầu tư đến tham dự phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và bị hại, TAND TP Hà Nội đã dựng rạp lớn, chuẩn bị màn hình, ghế ngồi... cho hàng nghìn người.
Gần 100 luật sư đăng ký bào chữa cho các bị cáo, trong đó, ông Trịnh Văn Quyết có 4 người.
Trước khi xét xử, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và gia đình đã nộp thêm 23 tỷ đồng tiền khắc phục hậu quả. Nâng tổng số tiền bị cáo này khắc phục lên 212,5 tỷ đồng, bằng khoảng 5% tổng thiệt hại vụ án.
Tòa án nhân dân TP Hà Nội dựng rạp để chuẩn bị đón hàng nghìn nhà đầu tư tham dự phiên xử.
(Theo VOV)
Do vi phạm về môi trường, Công ty Cổ phần Khoáng sản Hòa Yên bị xử phạt gần 600 triệu đồng và Nhà máy chế biến tuyển quặng bị đình chỉ hoạt động 4,5 tháng.
Hai bị cáo từng giữ chức vụ cao nhất đều hưởng lợi trong đại án đăng kiểm nhưng không phải là người nhận hối lộ nhiều nhất.
Sáng 20/7, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi đang tiếp tục phối hợp với lực lượng chức năng xác minh, làm rõ nhóm người giả mạo cán bộ cấp cao quân đội, công an.
Ngày 19-7, thông tin từ Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan.