Bắt giữ 5 đối tượng và gần tám tấn nhựa cần sa

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/5/2009 | 12:00:00 AM

Cơ quan điều tra Bộ Công an vừa kết thúc điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật vụ án vận chuyển trái phép gần tám tấn nhựa cần sa đến Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (KSNDTC), đề nghị truy tố năm bị can. Qua điều tra, cơ quan chức năng đã làm rõ đường đi của số lượng ma túy rất lớn nói trên.

Ngày 12-5-2008, Cục CSÐT tội phạm về ma túy Bộ Công an phối hợp Công an, Hải quan tỉnh Quảng Ninh, Cục Ðiều tra chống buôn  lậu Tổng cục Hải quan và Cục cảnh sát biển kiểm tra lô hàng, gồm hai công-ten-nơ số: GLDU 7367200 và WHLU 5086522 tại kho của Công ty TNHH Vũ Hải, có trụ sở ở Khu công nghiệp Hải Hòa, thị xã Móng Cái (Quảng Ninh), bắt giữ năm đối tượng mang quốc tịch Trung Quốc, gồm Lu Ming Cheng, Chan Kwok Kwong, Wang Hui Lan, Ngan Chiu Kuen, Ieong Chi Kai, thu gần tám tấn nhựa cần sa; 19.758 quần bò; 1.074.900 đô-la Hồng Công; 278.262 nhân dân tệ; 10.485 USD; 12 điện thoại di động; một số giấy tờ liên quan.

Kết quả điều tra cho thấy, ngày 22-4-2008, hai đối tượng sống ở Hồng Công (Trung Quốc) đến nhà Cheng, đối tượng có nhiều tiền sự, không nghề nghiệp, chủ yếu sống bằng cờ bạc đặt vấn đề có một lô hàng gồm hai công-ten-nơ tại Việt Nam, trong đó có một công-ten-nơ quần bò, một công-ten-nơ có khoảng hơn 600 kg nhựa cần sa và đưa cho Cheng  mảnh giấy có tên và số điện thoại của một công ty ở Việt Nam, để nhờ Cheng liên hệ nhận hàng giúp, tiền công 150 vạn đô-la Hồng Công. Cheng điện thoại hỏi

Wang Hui Lan ở Quảng Châu - Trung Quốc (bạn của Cheng), Lan trả lời đó là Công ty TNHH Vũ Hải, có trụ sở tại Móng Cái (Quảng Ninh). Hôm sau, Cheng liên hệ và bảo Kuen và Kai đi cùng với Cheng sang Việt Nam để nhận hai lô hàng, trong đó có một ít tài mà (nhựa cần sa). Sáng 24-4-2008, Lan đến sân bay Hồng Công thì được đồng bọn cho biết trong hai công-ten-nơ, công-ten-nơ có số kiện nhiều chứa quần bò, công-ten-nơ có số kiện ít chứa nhựa cần sa. Lan dùng bút đánh dấu hai ký hiệu khác nhau vào hai tờ vận đơn (bản fax) mà Lan mang theo thể hiện công-ten-nơ có nhựa cần sa và công-ten-nơ không có nhựa cần sa. Sau đó, Lan bay sang Việt Nam trước, còn Cheng, Kwong và Kai bay cùng một chuyến sang Nội Bài, rồi về khách sạn Lợi Lai ở Móng Cái.  Nhận 40 vạn đô-la Hồng Công của Cheng chi phí cho việc nhận hai công-ten-nơ hàng nói trên, Lan đến Công ty TNHH Vũ Hải liên hệ nhận hàng và đặt tiền để chi phí cho việc làm thủ tục nhận lô hàng, nhưng vì không có vận đơn gốc nên không nhận được hàng, do đó các đối tượng bay về Hồng Công. Ngày 7-5-2008, Kwong nhận 20.000 USD để mua quần áo thể thao đóng vào công-ten-nơ có chứa cần sa, nhằm ngụy trang xuất đi Ca-na-đa.

Sau khi nhận 150 vạn đô-la Hồng Kông, Cheng cùng Kwong, Kuen, Kai từ Hồng Công qua cửa khẩu sân bay Nội Bài và Lan đi đường bộ qua cửa khẩu Bắc Luân đến Móng Cái. Cheng đưa hai lần cho Lan 80 vạn đô-la Hồng Công. Ngày 9-5-2008, Lan và Kwong đến Công ty Vũ Hải làm thủ tục nhận hàng, nhưng vì vận đơn gốc không có, nên công ty yêu cầu đặt cọc 50.000 USD mới cho nhận hàng. Tối 11-5-2008, Lan và Cheng sắp xếp đủ tiền đặt cọc cho Công ty Vũ Hải, hôm sau Cheng cùng với Lan, Kwong, Kuen đến Công ty Vũ Hải kiểm tra hàng, còn Kai ở lại khách sạn Lợi Lai. Sau đó, các đối tượng đã bị bắt giữ.

Ðây là vụ án vận chuyển trái phép chất ma túy số lượng lớn nhất từ trước đến nay ở nước ta do một tổ chức buôn bán trái phép chất ma túy chuyên nghiệp là người Trung Quốc thực hiện, lợi dụng việc xuất nhập khẩu hàng hóa bằng phương thức tạm nhập tái xuất. Hành vi phạm tội của các bị can đặc biệt nghiêm trọng, phải xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

(Theo NDĐT)

Các tin khác
Ông Đặng Việt Hà tại cơ quan điều tra (Ảnh: Công an cung cấp).

Ông Đặng Việt Hà bị cáo buộc không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, buông lỏng quản lý và phải có trách nhiệm đối với số tiền nhận hối lộ 40 tỷ đồng.

Ông Dương Văn Thái.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Quyết định truy nã bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn vừa bị đề nghị truy tố thêm tội danh. Theo CQĐT, cùng với lời khai của những người liên quan, trong đó có lời khai của Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt và tài liệu khác, đủ cơ sở xác định hành vi phạm tội của bà Nhàn.

Lực lượng chức năng có mặt trước nhà ông Lê Tiến Phương.

Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 5 trường hợp, trong đó có ông Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục