Hôm nay, xét xử Bùi Tiến Dũng
- Cập nhật: Thứ hai, 29/3/2010 | 2:07:03 PM
Đây là vụ án tham ô xảy ra tại dự án xây dựng cầu Bãi Cháy, đồng thời cũng là vụ án thứ ba mà Bùi Tiến Dũng phải đối mặt trong một loạt sai phạm khi còn đương chức Tổng giám đốc PMU 18.
Ngày 29/3, TAND TP Hà Nội xét xử Bùi Tiến Dũng, nguyên Tổng Giám đốc PMU 18, cùng đồng phạm xung quanh những tiêu cực trong quá trình xây dựng cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh).
10 bị cáo phải hầu toà với hai tội danh: Tham ô tài sản và Không tố giác tội phạm. Trong số 10 bị cáo, ngoài Đỗ Kim Quý (nguyên Phó TGĐ PMU 18) bị truy tố về tội “Không tố giác tội phạm” (theo quy định tại Điều 314, Khoản 1-BLHS), 9 bị cáo còn lại đều bị truy tố về tội “Tham ô tài sản” (theo quy định tại Điều 278-BLHS) gồm Bùi Tiến Dũng cùng 8 đồng phạm:
Nguyễn Vũ Nam (nguyên trưởng phòng triển khai dự án 6, PMU 18), Nguyễn Công Dũng (nguyên chuyên viên phòng triển khai dự án 6), Nghiêm Phú Sơn (nguyên phó phòng triển khai dự án 6), Lê Minh Giang (nguyên phó phòng triển khai dự án 5, PMU 18), Nguyễn Hữu Minh (nguyên giám đốc điều hành gói thầu BC1, dự án xây dựng cầu Bãi Cháy).
Nguyễn Hữu Long (nguyên giám đốc điều hành gói thầu BC3, dự án xây dựng cầu Bãi Cháy), Trần Đức Hùng (nguyên chánh văn phòng tư vấn, dự án xây dựng cầu Bãi Cháy), Nguyễn Việt Dũng (nguyên giám đốc điều hành gói thầu BC3 từ tháng 11/2003 đến tháng 4/2004, sau đó Nguyễn Việt Dũng ốm, Nguyễn Hữu Long được bổ nhiệm thay từ tháng 6/2004).
Trước đó, cáo trạng của Viện KSNTD Tối cao khẳng định, dự án xây dựng cầu Bãi Cháy được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư bằng nguồn vốn vay Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam từ ngân sách Nhà nước. Bộ GTVT là chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý các dự án 18 (PMU 18). Phòng triển khai dự án 6 (PID6) thuộc PMU 18 do Phạm Tiến Dũng làm trưởng phòng.
Lợi dụng vai trò là đơn vị quản lý dự án thay mặt chủ đầu tư, khi triển khai công việc được giao, Phạm Tiến Dũng phát hiện sơ hở trong việc quản lý và chi trả lương cho các nhân viên tư vấn bổ sung tại các gói thầu nên đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền lương của nhân viên tư vấn.
Để thực hiện hành vi phạm tội, Phạm Tiến Dũng đã chủ động liên hệ, gặp gỡ Bùi Tiến Dũng để “xin ý kiến” về việc lập danh sách nhân viên tư vấn bổ sung khống, sau đó, Phạm Tiến Dũng bàn bạc với thuộc cấp (Phó Phòng PID6) lập danh sách 8 nhân viên tư vấn khống ở gói thầu 2 và 18 nhân viên khác ở gói thầu 3 và 1.
Bằng hành vi gian dối này, từ tháng 8/2003 đến tháng 2/2007, Phạm Tiến Dũng cùng đồng phạm đã rút được hơn 3,4 tỷ đồng tiền lương của 26 nhân viên tư vấn “ảo”.
(Theo VOV)
Các tin khác
Gần 1/2 khối lượng đồng đúc tượng đài bị rút ruột (100 tấn); nhiều quan chức và cả phó giáo sư phải ra trước vành móng ngựa...
Sáng 26-3, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã tuyên 5 án tử hình, 11 án chung thân trong đường dây ma túy lớn của Nguyễn Văn Ðua và đồng bọn.
YBĐT - Sinh năm 1981, là thanh niên có sức khoẻ, có trình độ văn hoá nhưng Nguyễn Mạnh H., ở tổ 13, phường Yên Thịnh (thành phố Yên Bái) có lối sống buông thả, lười lao động nên sớm lao vào con đường phạm tội.
Sáng 25/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Văn phòng Liên hiệp quốc về các vấn đề ma tuý và tội phạm tổ chức Hội thảo “Khung pháp lý phòng chống khủng bố.