Thêm một cán bộ cao cấp của Vinashin bị bắt

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/9/2010 | 8:02:58 AM

Ngày 18/9, ông Tô Nghiêm (Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Cái Lân) là người thứ 6 bị Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an bắt, khởi tố do liên quan các sai phạm xảy ra tại Vinashin.

 >> Khởi tố, bắt tạm giam bốn bị can trong vụ Vinashin

Ông Tô Nghiêm bị điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế và gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng ngày, lệnh bắt ông Nghiêm được thực thi.

Sáng 18/9, nhà riêng của vị cán bộ 51 tuổi này tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã bị khám xét. Ông Nghiêm ở cùng khu nhà với cựu Chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình và nhiều quan chức cấp cao của tập đoàn này. Trước khi ông Bình và 4 người khác bị bắt, ông Nghiêm thường lui về căn hộ riêng ở tầng 14. Tuy nhiên, khi vụ Vinashin bị cảnh sát vào cuộc, ông ít xuất hiện ở đây.

Ngày 4/8, Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố, bắt giam ông Phạm Thanh Bình (cựu Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vinashin) để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Gần 1 tháng sau, 4 cán bộ cao cấp của Vinashin trong đó có ông Trần Quang Vũ (tân Tổng giám đốc Vinashin) cũng bị bắt với cùng tội danh.

Theo cơ quan chức năng, Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Cái Lân (Quảng Ninh) được tập đoàn Vinashin ủy quyền ký các phụ lục hợp đồng với nhà thầu nước ngoài trong dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân. Hợp đồng có ghi rõ tình trạng kỹ thuật từng bộ phận mới, đã lắp đặt trên công trường nhưng chưa đưa vào vận hành.

Tuy nhiên, tài liệu giám định cho thấy, toàn bộ thiết bị do nhà thầu nước ngoài cung cấp là thiết bị đã qua sử dụng và ngừng sử dụng trong một thời gian dài. Một số thiết bị đã hỏng, han rỉ, gãy... khiến phải bảo dưỡng, thay thế và sơn lại.

Kể từ tháng 4/2007 khi đưa vào vận hành, Nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân luôn gặp sự cố, hoạt động không ổn định, độ bền thiết bị không cao, nhiên liệu rò rỉ khiến nhà máy phải dừng hoạt động để khắc phục sửa chữa.

Trong 3 năm hoạt động, đơn vị đã bị thua lỗ hơn 62 tỷ đồng, không có khả năng thanh toán lên đến hơn 107 tỷ đồng và hơn 27 triệu USD. Để nhà máy này tiếp tục hoạt động theo đúng thiết kế ban đầu phải đầu tư thêm 13 triệu euro nữa để thay thế, nâng cấp thiết bị.

Cơ quan an ninh điều tra nghi ngờ trong khi triển khai thi công dự án nhà máy điện trên, ông Tô Nghiêm có dấu hiệu thông đồng với nhà thầu để chiếm đoạt tài sản nhà nước hàng chục tỷ đồng.

(Theo VOV)

Các tin khác

YBĐT - Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc, tổ chức đánh bạc xảy ra tại thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn từ đầu năm 2006 tới giữa năm 2009 đã được Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái kết thúc điều tra để truy tố. Vụ án lần nữa gióng lên lời cảnh báo về một tệ nạn qua nhiều năm vẫn như khối u ác âm thầm gieo rắc bất hạnh cho bao người, bao gia đình và xã hội…

VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông - Tây tội “nhận hối lộ” với khung hình phạt lên đến tử hình.

YBĐT - Chuyện xảy ra vào chiều ngày 29 tháng 1 năm 1998, khi Nguyễn Thị X. 14 tuổi, ở xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên đến ga Lang Thíp để đi tàu về ga Trái Hút chúc tết bác họ.

YBĐT - Dương Trung Tiến, dân tộc Dao, sinh năm 1969, trú tại thôn Đá Gân, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn đã có vợ và 2 con vừa bị Viện Kiểm sát nhân dân huyện Văn Chấn (Yên Bái) truy tố về hành vi phạm tội "Cố ý gây thương tích".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục