Kỷ niệm 20 năm giải thưởng “Bông lúa vàng”

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/2/2014 | 1:43:12 PM

"Bông lúa vàng" là cuộc thi dành cho Bộ môn ca nhạc Tài tử và cải lương đầu tiên trên hệ thống Phát thanh và Truyền hình cả nước...

Cuộc thi Giọng ca cải lương
Cuộc thi Giọng ca cải lương "Bông lúa vàng" lần 10-2013.

Tối 25/2, tại TP HCM đã diễn ra Lễ kỷ niệm 20 năm Giải thưởng “Bông lúa vàng” đánh dấu một cột mốc quan trọng trên chặng đường bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử - cải lương Nam bộ đặc sắc của Đài Tiếng nói nhân dân TP HCM.

Cuộc thi Giọng cải lương “Bông lúa vàng” do Đài Tiếng nói nhân dân TP HCM khởi xướng và tổ chức từ năm 1993 là cuộc thi dành cho Bộ môn ca nhạc Tài tử và cải lương đầu tiên trên hệ thống Phát thanh và truyền hình cả nước. Qua 20 năm hình thành và phát triển giải thưởng này vẫn đang tiếp tục khẳng định vị thế và sức sống bền bỉ của mình, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với những người yêu nghệ thuật đờn ca tài tử, cải lương Nam bộ.

20 năm qua, đã có trên 10.000 lượt thí sinh dự thi ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước với chất giọng ngày một đẹp hơn và điêu luyện hơn. Các bài bản tài tử cũng như bản vọng cổ được quy định khó hơn trong thể lệ thi theo từng năm. Tài sản đầy tự hào và trân trọng của giải thưởng “Bông lúa vàng” là trên 100 gương mặt xuất sắc được phát hiện và đang là những cái tên được khán thính giả yêu mến.

20 năm - những con người “ươm mầm” tài năng vẫn vững tin với nhiệm vụ kế thừa và trao truyền cho thế hệ kế tiếp những tinh hoa của âm nhạc tài tử cải lương.

Ông Trần Văn Thuận, Giám đốc Đài Tiếng nói nhân dân TP HCM cho biết: "Giọng ca tài tử cải lương là hơi thở, cuộc sống tinh thần của nhân dân Nam bộ nói riêng, cả nước nói chung. Trong chặng đường đó giải bông lúa vàng là một hướng đi đúng của Đài Tiếng nói nhân dân TP HCM đã góp phần rất lớn trong việc bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa này".
 
(Theo VOV)

Các tin khác
Thiếu nữ Chăm duyên dáng bên tháp cổ.

Không rực rỡ như các dân tộc ở vùng cao Tây Bắc, trang phục phụ nữ Chăm thể hiện nét duyên độc đáo, vừa kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.

Đua thuyền - hoạt động thể thao truyền thống trong lễ hội đền Nam Cường
(thành phố Yên Bái).

YBĐT - Sau tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, trên địa bàn thành phố diễn ra rất nhiều lễ hội. Với 3 di tích lịch sử cấp quốc gia và 15 di tích lịch sử cấp tỉnh, thành phố đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương đến chiêm bái, cầu bình an trong mùa xuân mới.

Ảnh minh họa.

Ngày 24-2, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định lấy ngày 21-4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt dự án công bố và phổ biến các tác phẩm văn học được giải thưởng Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục