Xin chữ đầu năm - nét văn hóa người Việt

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/2/2014 | 2:50:48 PM

YBĐT - Đầu năm Giáp Ngọ, du xuân đền Thượng ở Lào Cai, tình cờ tôi gặp lại được hình ảnh ông đồ xưa. Với manh chiếu, chõng tre, giấy đỏ, mực tàu, ống bút nho, dáng ngồi cong gập, viết thư pháp Hán Nôm, phục vụ người đi xin chữ về treo tại nhà, nơi làm việc hay góc học tập của các bạn học sinh, sinh viên.

Ông đồ Thuần đang hoàn thành chữ “Phúc”.
Ông đồ Thuần đang hoàn thành chữ “Phúc”.

Chữ xin cũng tùy theo nguyện vọng của người xin chữ, trong năm mới, người ta cầu mong điều gì nhất thì xin chữ ấy, người cầu tài lộc thì xin chữ Tài, chữ Lộc, người cầu mong con cái thì xin chữ Phúc, người cầu sức khỏe, sống lâu thì xin chữ Thọ… Người xin chữ hay hỏi ý nghĩa của từng chữ trước, rồi mới quyết định xin chữ gì.

Lân la hỏi chuyện “ông đồ”, được biết, họ tên đầy đủ là Nguyễn Công Thuần, 34 tuổi, người Tuyên Quang, sinh sống ở Hà Nội, lên Lào Cai làm kinh tế. Từ nhỏ, anh Thuần được ông nội “truyền bá” tư tưởng, rồi đem lòng say mê, tìm tòi, học hỏi hiểu biết về chữ Hán Nôm. Chuyên tâm gần mười năm trời, ngoài học ông nội, anh còn “cắp sách” đến học thầy Lê Thanh - giáo viên Viện Hán Nôm Việt Nam, thầy Lê Danh Hán - thầy đồ Kinh Bắc ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Anh Thuần cho biết: “Nhiều năm về trước, cứ đến dịp tết Nguyên đán hàng năm, từ 23 tháng Chạp cho đến rằm tháng giêng, là được cắp chiếu, ôm giấy bút theo ông nội đến khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám (còn gọi tên là phố Ông đồ), viết chữ phục vụ người xin chữ. Ban đầu là mài mực để ông viết chữ, sau nghe ông giải nghĩa từng chữ rồi ông cho tập viết. Chữ “Nhân”, chỉ có hai nét, một nét phẩy, một nét mác vậy mà tốn không biết bao nhiêu giấy mực, viết mãi cho tới khi phẩy ra phẩy, mác ra mác, đẹp tròn trịa, vuông vắn, ông mới cho chuyển viết chữ khác”.

Rồi từ cuối năm 2013, Thuần đi làm kinh tế tại thành phố Lào Cai. Đầu năm rảnh rỗi, đến lễ hội, sẵn có tý vốn và cái “máu ông đồ” lên, lại cắp chiếu, mang giấy, mực ra phục vụ mọi người. Vậy mà rất nhiều người, già có, trẻ cũng không kém phần, đến xin chữ cầu mong một năm mới như ý. Ngoài tiền giấy, mực, khung treo, mọi người đều trả thù lao cho “ông đồ” từ mười đến hai mươi nghìn đồng một chữ. Những chữ phổ biến mọi người hay xin là: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Đức, Tâm, Hưng, Nhẫn, Long.

Thuần giải thích: “Chọn một chữ gì đấy là họ đã chọn một tâm thế sống, một hướng nghĩ cho một năm đang đến của mình và của người thân. Người đi học thường xin chữ Trí, Tài, Nhẫn… Người buôn bán kinh doanh xin chữ Tín, chữ Phát, Tài, Lộc… Người đi làm xin chữ Danh. Nhiều bạn nam nữ thanh niên thì thích chữ Việt, Thành, Đắc, Đạt hay chữ Duyên, Hiếu, Trung”.

“Ông đồ”  thuần giảng giải về ý nghĩa của chữ cho người xin chữ.

Được biết, ngay sau lễ hội Đền Thượng, “ông đồ” Thuần được các thầy cô Trường Trung học cơ sở Ngô Văn Sở, thành phố Lào Cai mời về trường, gặp gỡ, giao lưu với các em học sinh, giảng giải ý nghĩa sâu sắc, nét đẹp trong chữ Hán Nôm cùng các thầy, cô và em học sinh trong trường. Sau mười năm chuyên tâm học chữ, anh tâm đắc và cũng là viết đẹp nhất chữ “Nhẫn”, như những câu thơ mà Thuần rất tâm đắc:

“Còn gì mặn đắng hơn vết thương lòng
Đao trên kề dưới trái tim đỏ hồng
Người đời răn dạy nghĩa tình là trọng
Viết lên chữ Nhẫn bằng lòng kiên tâm”!

Có dịp tiếp xúc với “ông đồ”, thấy rằng tục xin chữ đầu năm vẫn tồn tại cùng năm tháng. Đây là một việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa, trọng tri thức của người Việt.

Linh Chi

Các tin khác

NXB Kim Đồng vừa giới thiệu bộ “Tranh truyện dân gian Việt Nam” phiên bản song ngữ Việt - Anh.

Cuộc thi Giọng ca cải lương

"Bông lúa vàng" là cuộc thi dành cho Bộ môn ca nhạc Tài tử và cải lương đầu tiên trên hệ thống Phát thanh và Truyền hình cả nước...

Thiếu nữ Chăm duyên dáng bên tháp cổ.

Không rực rỡ như các dân tộc ở vùng cao Tây Bắc, trang phục phụ nữ Chăm thể hiện nét duyên độc đáo, vừa kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.

Đua thuyền - hoạt động thể thao truyền thống trong lễ hội đền Nam Cường
(thành phố Yên Bái).

YBĐT - Sau tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, trên địa bàn thành phố diễn ra rất nhiều lễ hội. Với 3 di tích lịch sử cấp quốc gia và 15 di tích lịch sử cấp tỉnh, thành phố đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương đến chiêm bái, cầu bình an trong mùa xuân mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục