Bảo tàng Yên Bái: Khai quật được hơn 300 hiện vật có giá trị
- Cập nhật: Thứ hai, 15/1/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Bám sát nhiệm vụ chính trị cũng như các hoạt động văn hóa của địa phương, năm 2006, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã tổ chức được hơn 140 buổi trưng bày và mở cửa thu hút gần 23.000 lượt người đến tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hóa lịch sử.
Năm 2006, Bảo tàng Yên Bái tổ chức được hơn 140 buổi trưng bày.(Trong ảnh: Cán bộ Bảo tàng Yên Bái chuẩn bị tư liệu cho triển lãm Toàn quốc kháng chiến và Yên Bái kháng chiến.)
|
Những lần trưng bày theo chuyên đề đã góp phần cung cấp, bổ sung kiến thức lịch sử cho nhân dân trong tỉnh. Cùng với đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, khảo sát điều tra và sưu tầm các hiện vật lịch sử, trong năm, Bảo tàng tỉnh đã mở gần 10 đợt sưu tầm, khai quật được hơn 300 hiện vật có giá trị. Đáng chú ý trong đó có bộ sưu tập cổ vật Đông Sơn Khe Quỷ, nhóm di vật khai quật ở Bến Lăn (Tân Lĩnh - Lục Yên) với hàng chục hiện vật. Công tác lập hồ sơ khoa học di tích cũng được tích cực thực hiện với việc Bảo tàng tỉnh hoàn thành xếp hạng cho 7 di tích, trong đó có 5 di tích cách mạng. Các lễ hội văn hóa ngày càng hoạt động lành mạnh và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Năm 2007, Bảo tàng tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn; trong đó tổ chức thường xuyên các cuộc trưng bày hiện vật lịch sử, mở nhiều đợt triển lãm lưu động với các chủ đề về cách mạng và di tích lịch sử các địa phương. Đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, sớm phát hiện và khai quật tiếp các hiện vật tại khu di tích Hắc Y, Bến Lăn và các di tích lịch sử khác trên địa bàn tỉnh.
Minh Hòa
Các tin khác
YBĐT - Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh vừa tổng kết công tác năm 2006 và triển khai nhiệm vụ năm 2007.
YBĐT - Những dấu tích kiến trúc thời Trần ở Lục Yên đã được biết đến từ rất lâu thông qua sự hiện diện của những di tích, những di vật rải rác trên mặt đất. Nhưng mãi đến những năm 1990, các nhà nghiên cứu khảo cổ học mới thực hiện một cách hệ thống công tác điều tra cơ bản qua những đợt điền dã và khai quật thám sát.
YBĐT - Bản thảo Lịch sử truyền thống Đảng bộ xã Mường Lai (Lục Yên) do Trưởng ban văn hoá xã Hoàng Quang Nhạn chắp bút có ghi: “Phục vụ Đại hội Đảng VI tháng 12/1986, tại thủ đô Hà Nội, khi tấm màn nhung mở ra, 8 cô gái Tày Mường Lai cùng hoà tấu sáo bài: “Gửi người trai bản” - sáng tác của Hoàng Nừng. Tiết mục đã nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của các vị lãnh đạo Trung ương và nhân dân thủ đô”. Bản tấu sáo “Gửi người trai bản” và “Hoa Yên Bái” của những Vỳ Thị Luật, Nông Thị Khiêm, Hứa Thị Hoan…, tám cô gái Tày Mường Lai năm đó đã một lần nữa đưa tiếng sáo Mường Lai vượt ra khỏi núi rừng Tây Bắc, ngân đến tận nơi thủ đô hoa lệ.
YBĐT - Khi những tờ lịch cuối cùng rời khỏi bloc là đánh dấu một năm đã đi qua với vòng quay 365 ngày không ngơi nghỉ.