"Hoàng thành Thăng Long" thứ hai ở Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Những dấu tích kiến trúc thời Trần ở Lục Yên đã được biết đến từ rất lâu thông qua sự hiện diện của những di tích, những di vật rải rác trên mặt đất. Nhưng mãi đến những năm 1990, các nhà nghiên cứu khảo cổ học mới thực hiện một cách hệ thống công tác điều tra cơ bản qua những đợt điền dã và khai quật thám sát.

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng và Giáo sư Cao Xuân Phổ bên những hiện vật tại khu vực khai quật tháp Hắc Y.
Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng và Giáo sư Cao Xuân Phổ bên những hiện vật tại khu vực khai quật tháp Hắc Y.

Năm 2005, Viện Khảo cổ học Việt Nam quyết định phối hợp với Sở VHTT tỉnh Yên Bái tiến hành cuộc khai quật có quy mô lớn tại phế tích khu đền tháp Hắc Y. Hàng nghìn hiện vật là những mảnh vỡ bằng đất nung nằm trong kết cấu của kiến trúc tháp Hắc Y đã làm cho các nhà nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên về kiến trúc này. Bởi vì, các yếu tố như: vị trí địa lý, niên đại, sự giao thoa nghệ thuật kiến trúc: họa tiết hoa văn... của tháp này đều mang những nét rất độc đáo và khá khác biệt so với hệ thống tháp Trần được phát hiện ở Việt Nam.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khảo cổ học, dân tộc học, kiến trúc, ngôn ngữ, mỹ thuật cổ... càng ngạc nhiên hơn sau đợt khai quật năm 2006 tại Di tích khảo cổ học Hắc Y - Đại Cại. Trên quy mô diện tích khá rộng, một tòa thành được gọi là thành Đại Cại đã được phát lộ bao gồm: dấu tích tường thành, đường hào, chùa tháp, văn tự cổ, nền móng và các vật liệu kiến trúc trong tòa thành...

Khác hẳn với những hiện vật được phát hiện khi khai quật tháp Hắc Y, những hiện vật khai quật thành Đại Cại có khối lượng rất lớn, phong phú hơn về chủng loại. Đặc biệt, các yếu tố niên đại và những hiện vật như: chim thần Garuda, uyên ương, họa tiết hoa văn, các loại gạch ngói, lá đề, kỹ thuật chế tác, xây dựng... đều có những nét rất tương đồng với nhiều hiện vật thu thập từ khai quật di tích Hoàng thành Thăng Long trước đó một thời gian ngắn. Vì vậy, các nhà nghiên cứu lịch sử ở nhiều lĩnh vực khi đến đây được chứng kiến các hiện vật khai quật đã cùng nhau gọi vui di tích này là "Hoàng thành Thăng Long thứ hai ở Việt Nam".

Như vậy, cũng đủ thấy những giá trị lịch sử, văn hóa của di tích khảo cổ học Hắc Y - Đại Cại ở Lục Yên là quý báu đến nhường nào!

Tuy nhiên, đi đôi với niềm tự hào đó thì trách nhiệm của mọi cấp, ngành, những người nghiên cứu lịch sử, văn hóa và trực tiếp là nhân dân các dân tộc ở huyện Lục Yên cũng hết sức nặng nề. Vấn đề đặt ra cho chúng ta cần phải tìm câu trả lời, vì sao ở một vùng đất xa sôi kinh thành Thăng Long xưa là vậy mà lại xuất hiện đậm nét những kiến trúc của nhà Trần có niên đại rất sớm? Vì sao lại có những tòa thành và kiến trúc tôn giáo bề thế như vậy? Các họa tiết hoa văn do đâu mà lại mang cả những yếu tố của kiến trúc cung đình đó là hình rồng, phượng... Hoặc do đâu mà những kiến trúc đền tháp ở đây lại hội tụ rất điển hình các yếu tố tôn giáo như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo cùng các yếu tố đặc trưng của văn hoá Trung Hoa - Đại Việt - Chăm pa? Vị trí địa lý của Lục Yên xưa có ý nghĩa như thế nào với lịch sử đương đại? Những di tích khảo cổ ở đây có mối liên hệ như thế nào đối với nhân vật Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật - người được triều đình giao trấn thủ miền biên viễn này?...

Cùng với trách nhiệm làm sáng tỏ các giá trị lịch sử, văn hóa thì những trách nhiệm khác cũng hết sức nặng nề. Đó là, tỉnh Yên Bái và huyện Lục Yên cần tiếp tục xác định, ngoài di tích này còn có những di tích nào khác tương tự để có kế hoạch bảo tồn và tránh sự xâm hại vô thức của thiên nhiên và con người. Di tích thành Đại Cại đã được khai quật phát lộ và để giữ nguyên hiện trạng, nên rất cần có sự đầu tư bảo vệ, bảo tồn để ngăn chặn sự huỷ hoại hiện vật do sự khắc nghiệt của thời tiết. Đồng thời, chúng ta cần có những định hướng thích hợp cho khai thác những giá trị của di tích này trong giáo dục lịch sử, văn hóa đối với quần chúng nhân dân và biến nó thành tiềm năng du lịch - thương mại...

 Hoàng Nhâm

Các tin khác
Đội nữ tấu sáo Mường Lai trong một buổi biểu diễn.

YBĐT - Bản thảo Lịch sử truyền thống Đảng bộ xã Mường Lai (Lục Yên) do Trưởng ban văn hoá xã Hoàng Quang Nhạn chắp bút có ghi: “Phục vụ Đại hội Đảng VI tháng 12/1986, tại thủ đô Hà Nội, khi tấm màn nhung mở ra, 8 cô gái Tày Mường Lai cùng hoà tấu sáo bài: “Gửi người trai bản” - sáng tác của Hoàng Nừng. Tiết mục đã nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của các vị lãnh đạo Trung ương và nhân dân thủ đô”. Bản tấu sáo “Gửi người trai bản” và “Hoa Yên Bái” của những Vỳ Thị Luật, Nông Thị Khiêm, Hứa Thị Hoan…, tám cô gái Tày Mường Lai năm đó đã một lần nữa đưa tiếng sáo Mường Lai vượt ra khỏi núi rừng Tây Bắc, ngân đến tận nơi thủ đô hoa lệ.

Đầu đông. (Ảnh: Quang Tuấn)

YBĐT - Khi những tờ lịch cuối cùng rời khỏi bloc là đánh dấu một năm đã đi qua với vòng quay 365 ngày không ngơi nghỉ.

YBĐT - Tôi chăm chú nhìn người đàn ông đang phát cỏ. Anh bị mất chân trái đến non nửa đùi. Có lẽ phần đùi còn lại ngắn quá, không lắp được chân giả nên phải chống nạng. Tôi đã thấy một vài người bị mất chân như thế. Những người này đều phải đi bằng xe tay. Chống nạng lên núi phát cỏ như anh, quả là chưa thấy bao giờ.

Đám cưới người Thái vẫn giữ được nét đẹp xưa.

YBĐT - Hôm nay người bản Tầng Co khăn piêu rực rỡ, mặc diện như đi chơi hội vì chàng trai của bản lấy được cô gái đẹp nhất vùng. Cả nhà Hà Thị Quả cũng vui lắm vì cô là con gái lớn đi lấy chồng. 10 cặp chăn đệm mang về nhà chồng với đủ thứ hoa văn khéo léo là công sức của bao đêm miết mài se tơ dệt vải. Học mẹ dệt vải từ năm lên 9 lên 10, Quả cũng như bao thiếu nữ Thái ở bản Tầng Co xã Nghĩa An này đều ý thức được rằng đã là con gái của bản mường, của đồng bào mình thì nhất thiết phải làm được chăn đệm, dệt được thổ cẩm. Và vì thế người con gái sẽ được tăng phẩm giá và đắt chồng cũng nhờ đôi bàn tay tài hoa khéo dệt ra những tấm vải đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục